Nội dung chính bài: Văn bản đề nghị
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Văn bản đề nghị". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay một tập thể (thường là tập thể) thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.
- Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?
B. Nội dung chính cụ thể
1. Đặc điểm của văn bản đề nghị.
Văn bản đề nghị là: Nêu lên ý của mình lên một cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền để đạt được một nhu cầu hoặc một quyền lợi chính đáng nào đó.
Viết giấy đề nghị cần chú ý về nội dung và hình thức như sau:
- Về nội dung: cần chú ý các mục: ai đề nghị? đề nghị ai? đề nghị điều gì?
- Về hình thức: bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn theo một số mục đã được quy định sẵn.
2. Cách làm văn bản đề nghị.
Các văn bản đề nghị tuỳ theo từng tình huống cụ thể mà nội dung đề nghị có thể khác nhau nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc về khuôn mẫu dàn mục:
- (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
- (2) Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị
- (3) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc kiến nghị)
- (4) Nơi nhận đề nghị
- (5) Người (tổ chức) đề nghị
- (6) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị
- (7) Chữ kí và họ tên người đề nghị
Một số yêu cầu về trình bày:
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa.
- Các mục của văn bản phải được trình bày rõ ràng, cân đối.
3. Ví dụ mẫu văn bản đề nghị
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kính gửi: (tên cơ quan/đơn vị nhận công văn)……………….
Căn cứ các quy định pháp luật liên quan đến việc (tóm tắt nội dung đề nghị) ……………. , (tên cơ quan/đơn vị đề nghị) ……………….. đề nghị (tên cơ quan/đơn vị nhận công văn) ………………….. xem xét, giải quyết/thông báo một số nội dung sau:
1. ….………………………………………………………………………………….
2. ….………………………………………………………………………………….
3. ….…………..(các nội dung đề nghị xem xét, giải quyết/thông báo)……………..
* Địa chỉ, số điện thoại, fax của cơ quan/đơn vị; thư điện tử, người được giao nhiệm vụ để liên hệ làm việc với cơ quan/đơn vị nhận công văn.
Trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận: - Như trên; - … - … - Lưu … | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) |
Xem thêm bài viết khác
- Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.
- Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê
- Soạn văn bài: Thêm trạng ngữ cho câu
- Sưu tầm những câu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ Chuyện về lối sống giản dị của Bác
- Soạn văn 7 bài: Văn bản đề nghị Trang 127 sgk
- Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 3 Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
- Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động...
- Soạn văn 7 tập 2 bài: Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)
- Soạn văn 7 bài: Dấu gạch ngang Trang 129 sgk
- Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
- Sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ nói về Hà Nội