Nội dung chính bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. Tính chất của đề như ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác… đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp.
- Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.
- Lập ý cho bài nghị luận là xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Tìm hiểu đề văn nghị luận.
Khi tìm hiểu một đề văn nghị luận ta cần tìm hiểu:
- a. Đề nêu vấn đề gì?
- b. Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?
- c. Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
- d. Đề đòi hỏi người viết phải làm gì?
Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.
2. Lập dàn ý cho đề văn nghị luận
- Xác lập luận điểm
- Tìm luận cứ
- Xây dựng lập luận
3. Ví dụ:
a. Tìm hiểu đề: xác định vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi phải sai lệch.
- Xác định vấn đề: Lòng biết ơn của con người
- Đối tượng và phạm vi: Lòng biết ơn.
- Khuynh hướng nghị luận: khẳng định việc trong xã hội, con người cần có lòng biết ơn
- Yêu cầu: Dùng lí lẽ để bàn luận về lòng biết ơn của con người.
b. Lập ý cho đề bài:" Lòng biết ơn của con người"
I. Mở bài:
Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về Lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. truyền thống về lòng biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp. để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “ Lòng biết ơn”.
II. Thân bài:
1. Giải thích thế nào là “Lòng biết ơn”?
- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
2. Biểu hiện của Lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong lòng.
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn.
- Luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình.
3. Tại sao phải có lòng biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có Lòng biết ơn.
4. Mở rộng vấn đề
Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn (nêu ví dụ cụ thể).
5. Bài học nhận thức
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
- Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không?
- Soạn văn bài: Thêm trạng ngữ cho câu
- Hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi
- Nội dung chính bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
- Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị
- Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 7 kì 2
- Nội dung chính bài Quan Âm Thị Kính
- Soạn văn bài: Câu đặc biệt
- Việc tách câu như trên có tác dụng gì
- Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ý nghĩa văn chương