Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính?
Câu 5: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính?
Bài làm:
Những hành động và ngôn ngữ của Sùng bà với Thị Kính
- Hành động:
- Dúi đầu Thị Kính xuống đất
- Dúi tay Thị Kính ngã khuỵu xuống
- Đuổi Thị Kính về nhà với ông Mãng
- Ngôn ngữ:
- Con mặt sứa gan lim
- Bay là mèo mả gà đồng lẳng lơ
- Câm đi!
- Trên dâu dưới Bộc hẹn hò
- Chém bổ băm vẩm xích mặt
- Phi mặt gái trơ như mặt thớt
- Ngựa bất kham, đồng nát, gái nỏ mồm
- Liu điu, con nhà cua ốc
- Đồ sát chồng
Nhận xét: Sùng bà đã sử dụng những từ ngữ cay nghiệt và hành động dứt khoát để sỉ nhục và buộc tội Thị Kính, không chỉ tội mưu sát chồng, mà còn cả tội lẳng lơ, trai gái, không đứng đắn. Người phụ nữ tội nghiệp ấy không được lên tiếng để buộc tội cho chính mình vì bị gạt phắt đi bởi lời khẳng định chắc chắn của Sùng bà.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc các ví dụ sau trả lời câu hỏi
- Nội dung chính bài Ca Huế trên sông Hương
- Nội dung chính bài Quan Âm Thị Kính
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 6 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Lấy một số ví dụ có sử dụng kiểu câu bị động và câu chủ động
- Chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trinh của kinh nghiệm
- Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị
- Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
- Soạn văn 7 bài: Văn bản báo cáo Trang 133 sgk
- Nội dung chính bài Tục ngữ về con người và xã hội
- Sau những phân tích trên, em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu