-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Đóng vai viên quan phụ mẫu, kể lại văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn
Câu 4: Đóng vai viên quan phụ mẫu, kể lại văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn
Bài làm:
Tôi mới được triều đình cử về làm quan của tri phủ này. Đang mùa mưa bão, đã gần một giờ đêm, trời vẫn mưa tầm tã, con sông Nhị Hà nước dâng lên to quá, Khúc đê làng của phủ tôi xem chừng núng quá. Hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, có khi vỡ đê.
Đám dân phu cũng đến vài trăm người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thưởng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ , bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người đấy lướt thướt như chuột lột. Tuy trống đánh liên thanh, tiến người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử. Trên trời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Khúc đê này khéo hỏng mất. Đó là tình hình mà đám lính báo về cho tôi, còn tôi cũng chẳng sức đâu mà ra thăm đê.
Còn tôi ư? Tôi đang ngồi trong đình với thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại chơi dở cuộc tổ tôm. Đình này cách xa chỗ khúc đê kia tầm bốn năm trăm thước. Nhưng đình cao, vững chãi, dẫu nước to thế nữa cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc vui của tôi.
Trong đình, tôi cho quân lính thắp đèn sáng trưng, nha lệ, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng, Tôi ngồi ở giữa sập, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng để tên người đang quỳ dưới đất phải gãi cho tôi. Tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm. Bên cạnh tôi, người hậu đã đặt sẵn bát yến hấp đường phè để trong khay khảm, khói bốc nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm… trông vô cùng thích mắt
Tôi và các quan ngồi trên, nha ngồi dưới, lính lệ khoanh tay sắp hàng. Ngoài trời vẫn mưa gió ầm ầm, còn trong đình vẫn tĩnh mịch, nghiêm trang. thi thoảng là tiếng ra lệnh đánh bài của tôi và các quan. Ván bài càng lúc càng hay, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng. Đám lính lệ nhìn tôi tôn kính như một vị phúc tinh.
Tôi chẳng quan tâm ngoài kia mưa gió ra sao, đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy cũng không thể bằng nước bài cao thấp. Tôi ngồi ung dung, ván bài ù thông. Tôi ù, ấy là hạnh phúc. Tôi ngồi xơi bát yến vừa xong, đang ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang dậy trời đất. Mọi người đều giật nảy mình, riêng tôi vẫn điềm tĩnh chờ người ta bốc trúng quân mình mà chờ hạ vì tôi sắp ù to. Đúng lúc ấy có người khẽ nói:
- Bẩm! dễ có khi đê vỡ
Tôi càu mày và gắt với chúng:
- Mặc kệ!
Rồi tôi xếp bài lại, quay gối sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:
- Có ăn không thì bốc chứ!
- Thầy đề vội vàng nghe theo lệnh tôi:
- Dạ, bẩm, bốc
Vừa lúc đó, tôi nghe thấy tiếng người kêu rầm rĩ ngày một lớn hơn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết, rồi tiếng gà, chó, trâu, bò vang lên từ tứ phía. Bỗng một tên nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo utows đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm... quan lớn…đê vỡ mất rồi
Tôi bực mình đỏ mặt tía tai, quay ra quát lớn:
- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? Đuổi cổ nó ra
Bọn lính tráng nhanh chóng làm theo. Quay lại tôi hỏi tên thầy đề:
- Ngại bốc quân gì thế?
- Dạ, bẩm, con chưa bốc – Hắn run rẩy trả lời tôi
- Thì bốc đi chứ! – Tôi quá lớn
- Tay hắn run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút ra một con bài, lật ngửa và xướng rằng: Chi chi…
Tôi vỗ tay xuống sập sung sướng, vội vàng xòe bài, vừa cười vừa nói: Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu, mày!
Tình cảnh ngoài kia ra sao, kẻ sống người chết, nhà cửa hoa màu bị cuốn trôi tôi không quan tâm. Quan trọng là ván bài của tôi đã ù to.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 7 tập 2 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Đặt câu có dùng dấu gạch ngang: a) Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính. b) Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.
- Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?
- Soạn văn bài: Rút gọn câu
- Nội dung chính bài Ý nghĩa văn chương
- Viết đoạn văn ngắn (3-5 câu) có sử dụng trang ngữ chủ đề thiên nhiên
- Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó: có câu dùng dấu chấm lửng, có câu dùng dấu chấm phẩy Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn về ca Huế trên sông Hương
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 4 Giá trị của lời nói qua câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở
- Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây
- Tìm trạng ngữ,phân loại các trạng ngữ vừa tìm được. Kể thêm những loại trạng ngữ khác mà em biết
- Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê và trạng ngữ, chủ đề trường học