Nội dung chính bài: Rút gọn câu
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Rút gọn câu". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích sau:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).
- Khi rút gọn câu, lưu ý:
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói;
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Thế nào là câu rút gọn.
Có thể hiểu đơn giản, câu rút gọn là những câu nói mà trong quá trình nói chuyện hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu. Từ đó tạo thành câu rút gọn. Các thành phần có thể lược bỏ như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ,… Tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích nói của câu mà ta có thể lược bỏ những thành phần phù hợp.
VD1: Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.
Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.
2. Tác dụng.
Trong khi nói hoặc viết, ta có thể lược đi các phần trong câu, đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số tác dụng chính như sau:
- Giúp câu trở nên ngắn gọn hơn.
- Giúp chuyển tải thông tin đến người đọc/người viết nhanh chóng, đồng thời tránh việc lặp từ ngữ ở phía trước.
VD2 : - Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?
- Đọc sách
VD3 : Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.
Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
3. Lưu ý khi rút gọn câu.
- Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.
- Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.
VD4:
- Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?
- 7 điểm
Không nên rút gọn câu bằng cách lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ khiến câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.
Xem thêm bài viết khác
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 3 Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
- Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
- Soạn văn 7 bài: Quan Âm Thị Kính Trang 111 sgk
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Em hãy giải thích câu tục ngữ sau: Một cây làm chẳng nên non/ Ba câu chụm lại nên hòn núi cao
- Soạn văn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
- Sưu tầm những câu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ Chuyện về lối sống giản dị của Bác
- Soạn văn bài: Rút gọn câu
- Nội dung chính bài Tục ngữ về con người và xã hội
- Nội dung chính bài: Văn bản đề nghị
- Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình ngữ văn 7 kì 2