Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý
Câu 2: Trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2
Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.
Bài làm:
Chú thích 5: Hình dung: ở đây được dùng như là danh từ (chứ không phải động từ) do đó có nghĩa là hình ảnh, bóng hình.
Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.
Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.
Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
- Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không?
- Soạn văn bài: Thêm trạng ngữ cho câu
- Hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi
- Nội dung chính bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
- Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị
- Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 7 kì 2
- Nội dung chính bài Quan Âm Thị Kính
- Soạn văn bài: Câu đặc biệt
- Việc tách câu như trên có tác dụng gì
- Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ý nghĩa văn chương