Em hãy giới thiệu cho bạn về hành trình vòng quanh thế giới bằng đường biển của Ph. Ma-gien-lan.
3. Em hãy giới thiệu cho bạn về hành trình vòng quanh thế giới bằng đường biển của Ph. Ma-gien-lan.
Bài làm:
Vào ngày này năm 1519, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ph. Ma-gien-lan đã căng buồm ra khơi từ Tây Ban Nha trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm tuyến đường biển phía Tây dẫn tới Quần đảo Gia vị (Spice Islands, tên tiếng Anh theo cách gọi “Hương liệu Quần đảo” của người Trung Hoa, nay là Quần đảo Maluku) trù phú của Indonesia.
Chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ, Ph. Ma-gien-lan căng buồm tới Tây Phi và sau đó tới Brazil, nơi ông đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển dẫn tới Thái Bình Dương. Ông đã tới Río de la Plata, một cửa sông lớn nằm ở miền Nam Brazil để tìm lối đi nhưng thất bại; sau đó ông tiếp tục tìm dọc theo bờ biển vùng Patagonia.
Đến cuối tháng 3 năm 1520, đoàn thám hiểm thành lập một trạm nghỉ đông ở Cảng Saint Julian (ngày nay là Puerto San Julián). Đêm lễ Phục sinh, các thuyền trưởng người Tây Ban Nha trong hải đoàn đã nổi dậy chống lại chỉ huy người Bồ Đào Nha, nhưng Ph. Ma-gien-lan đã dập tắt được cuộc nổi loạn, hành quyết một trong số những thuyền trưởng đó và để lại một người khi hải đoàn rời Saint Julian để tiếp tục cuộc hành trình vào tháng 8.
Ngày 21 tháng 10, cuối cùng Ph. Ma-gien-lan cũng tìm được eo biển ông vẫn hằng tìm kiếm. Eo biển Ma-gien-lan, được đặt theo tên ông, nằm gần mũi Nam Mỹ, phân tách Tierra del Fuego (Quần đảo Đất Lửa) với phần lục địa. Chỉ có ba con tàu tiếp tục hành trình; một đã bị đắm và một bị bỏ lại. Mất 38 ngày mới qua được eo biển đầy bất trắc, và Ph. Ma-gien-lan đã bật khóc vì vui sướng khi nhìn thấy bờ bên kia đại dương. Ông là nhà thám hiểu người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Thái Bình Dương từ Đại Tây Dương.
Hải đoàn của ông vượt qua đại dương về phía Tây trong 99 ngày, một vùng nước yên bình đến lạ thường, bởi vậy mà đại dương này được gọi là “Pacific” (Thái Bình Dương), xuất phát từ chữ Latinh pacificus, có nghĩa là “yên tĩnh.” Gần cuối hành trình, hải đoàn đã cạn kiệt thức ăn và phải nhai da thuộc để giữ mạng sống. Ngày 6 tháng 3 năm 1521, đoàn thám hiểm đổ bộ lên đảo Guam.
Mười ngày sau đó, họ thả neo xuống đảo Cebú của Philippines—chỉ cách Quần đảo Gia vị gần 650 cây số. Ph. Ma-gien-lan đã gặp tù trưởng Cebú, người sau khi cải đạo sang Thiên Chúa giáo đã thuyết phục những người châu Âu giúp đỡ ông trong trận chinh phạt một bộ lạc đối thủ trên đảo Mactan gần đó. Trong trận chiến diễn ra ngày 27 tháng 4, Ph. Ma-gien-lan trúng một mũi tên tẩm độc và hy sinh trong khi những người đồng đội của ông rút lui.
Sau cái chết của Ph. Ma-gien-lan, những người sống sót còn lại, trên hai con tàu, căng buồm tới Maluku và chất đầy hương liệu thu được ở đây. Một con tàu đã cố gắng trở về theo con đường Thái Bình Dương, nhưng thất bại. Con tàu còn lại, Vittoria, tiếp tục đi về phía Tây dưới sự chỉ huy của nhà thám hiểm Juan Sebastián de Elcano người xứ Basque. Con tàu đi qua Ấn Độ Dương, men theo Mũi Hảo Vọng, và cập bến cảng Sanlúcar của Tây Ban Nha vào ngày mùng 6 tháng 9 năm 1522, trở thành con tàu đầu tiên đi vòng quanh thế giới.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 2 và đọc thông tin, hãy: Nêu tên một số đô thị ở châu Mĩ có số dân trên 8 triệu người.
- Chủ trương và việc làm của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi để lại bài học lịch sử gì đối với nước ta ngày nay?
- Lập bảng theo yêu cầu sau và điền những nội dung phù hợp
- Quan sát hình 1, liên hệ kiến thức đã học và hoàn thành các yêu cầu sau:
- Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy: Cho biết sự đa dạng về văn hóa thời phong kiến.
- Em hãy giới thiệu cho bạn về hành trình vòng quanh thế giới bằng đường biển của Ph. Ma-gien-lan.
- Các nhà hàng hải châu Âu đã mua những mặt hàng gì ở châu Á? Tại sao họ lại mua những mặt hàng đó?
- Sưu tầm tư liệu và sự nghiệp của các nhà hàng hải châu Âu thế kỉ XV-XVI.
- Dựa vào lược đồ dưới đây, hãy: a. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lí Trần
- Khoa học xã hội 7 bài 1: Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI
- Điền nội dung sự kiện cho phù hợp với thời gian trong bảng sau về phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII