Đọc thông tin kết hợp các hình ảnh hãy: Cho biết việc Ngô Quyền quyết định từ bỏ chức Tiết độ sứ phản ánh điều gì. Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1.Tìm hiểu tình hình chính trị nước tathời Ngô-Đinh-Tiền lê
1.1. Tình hình nước ta thời nhà Ngô
Đọc thông tin kết hợp các hình ảnh hãy:
- Cho biết việc Ngô Quyền quyết định từ bỏ chức Tiết độ sứ phản ánh điều gì. Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền?
- Trình bày tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất. Tại sao sử cũ lại gọi là “Loạn 12 xứ quân” Tình trạng này đặt ra những yêu cầu gì?
Bài làm:
Tiết độ sứ mang tính chất giống như một viên quan của Trung Quốc cai quản vùng đất phía Nam. Vì vậy nếu Ngô Quyền từ bỏ chức đó tương đương với việc khẳng định chủ quyền của dân tộc, không bị lệ thuộc vào Trung Quốc như trước nữa
Nhận xét về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền:
- Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (Chính trị, ngoại giao, quân sự).
- Dưới vua có các quan văn, quan võ
- Ở địa phương, các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sứ.
Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944)
- Năm 944, Ngô Quyền mất, hai con trai còn nhỏ, chưa đủ uy tín, lại bị Dương Tam Kha tiếm quyền, các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương khắp nơi lần lượt nổi dậy. Đất nước trở nên rối loạn.
- Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.
- Năm 965, Ngô Xương Văn mất. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".
“Loạn 12 sứ quân” là do Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi. Năm 950, Ngô Xương Văn dẹp được Dương Tam Kha, nhưng cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương=> Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.
Tình trạng này đặt ra yêu cầu cần có một vị vua thống nhất đất nước và củng cố lại nền độc lập của dân tộc
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày các tiềm năng để phát triển du lịch ở Nam Âu. Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu
- Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy: Cho biết một số đặc điểm dân cư ở khu vực Bắc Mĩ...
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, hãy: Giải thích vì sao hào kiệt khắp nơi đi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi
- Miêu tả cảnh hoạt động của con người trong hình 4. Theo em, hình ảnh này có mối quan hệ như thế nào với các cuộc phát kiến địa lí?
- Đọc thông tin sau và điền vào bảng để biết sơ lược về NAFTA
- Cho biết những khu vực đông dân và thưa dân ở châu Âu
- Đọc thông tin và quan sát các hình ảnh, hãy nêu hiểu biết của em về thời kì lịch sử gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử được đề cập đến trong tư liệu
- Khoa học xã hội 7 bài 18: Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời Lý, Trần, Hồ ( thế kỉ XI- đầu thế kỉ XV)
- Dựa vào kiến thức đã học hãy: Kể tên một số quốc gia ở khu vực Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ....
- Lập bảng (theo yêu cầu sau vào vở) về những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
- Dựa vào hình 1 và sưu tầm bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hãy kể tên một số quốc gia thuộc môi trường đới ôn hòa.
- Dựa vài nội dung bài học, em hãy lập bảng sau vào vở và điền nội dung phù hợp về các cuộc phát kiến địa lí.