Giải câu 5 bài 56: Ôn tập cuối năm Phần 2
3 lượt xem
Câu 5: Trang 168 - SGK hóa học 9
Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau:
a) CH4, C2H4, CO2.
b) C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH.
c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic.
Bài làm:
a) Sục lần lượt các khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư
- Nếu kết tủa xuất hiện thì khí sục vào là khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
2 khí còn lại, ta sục lần lượt qua dung dịch brom, khí nào làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.
C2H4 + Br2 → C2H4Br
- Khí còn lại là khí CH4
b) Lấy ở mỗi chất làm mẫu thử
Cho mẫu quỳ tím vào từng mẫu
- Mẫu nào làm quỳ tím chuyển đỏ là CH3COOH.
Hai mẫu còn lại là C2H5OH và CH3COOC2H5 ta có tác dụng với Na.
- Mẫu nào thấy sủi bọt khí là C2H5OH. Còn lại là CH3COOC2H5
c) Lấy ở mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
Cho quỳ tím vào từng mẫu.
- Mẫu nào làm quỳ tím chuyển đỏ là CH3COOH.
Hai mẫu còn lại ta cho dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3
- Mẫu nào có Ag xuất hiện bám quanh thành ống nghiệm là glucozơ.
- Mẫu còn lại là saccrozơ.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 1 bài 50: Glucozơ
- Giải câu 3 bài 5: Luyện tập Tính chất hóa học của oxit và axit
- Giải câu 2 bài 26: Clo
- Giải câu 3 bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
- Giải câu 2 bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
- Giải câu 4 bài 54: Polime
- Giải bài 35 hóa học 9: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
- Giải câu 3 bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
- Giải câu 5 bài 48: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- Giải câu 3 bài 2: Một số oxit quan trọng Tiết 2
- Giải câu 1 bài 26: Clo
- Hướng dẫn giải câu 2 bài 16: Tính chất hóa học của kim loại