[KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Thế giới nghề nghiệp quanh ta
Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài 1: thế giới nghề nghiệp quanh ta sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1: Viết những nghề em biết và những nghề đang có ở nơi em sống vào chỗ trống dưới đây:
- Những nghề em biết
- Những nghề đang có ở nơi em sống
Trả lời:
- Những nghề em biết: giáo viên, bác sĩ, y tá, kĩ sư, kế toán, kiểm toán, bán hàng,....
- Những nghề đang có ở nơi em sống: cô giáo, bác sĩ, luật sư, kĩ thuật viên,...
Câu 2: Kể lại những điều em biết về một nghề cụ thể.
Trả lời:
Đó là nghề bác sĩ. Nghề bác sĩ cần một trình độ chuyên môn rất cao và năng lực nghiệp vụ rất tốt. Tuy nhiên, đây cũng là nghề rất vất vả và khó khăn trên con đường học tập.
Câu 3: Mai nói với Liên: “Cô Hồng hàng xóm nhà tớ làm công nhân môi trường đô thị. Hôm nào cô cũng phải đi làm đến khuya mới về. Tớ không thích công việc của cô ấy”. Em có nhận xét gì về thái độ của Mai đối với công việc của cô Hồng? Nếu là Liên, em sẽ nói gì với Mai?
Trả lời:
Thái độ của Mai đối với nghề nghiệp của cô Hồng là thiếu tôn trọng. Em sẽ nói với Mai: “Nghề nào cũng có giá trị và đem lại lợi ích cho xã hội. Nhờ có những người làm công việc như cô Hồng, đường phố của chúng ta mới luôn sạch sẽ. Chúng ta phải tôn trọng những người như cô Hồng và nghề nghiệp của cô”
Câu 4: Lâm có bác làm ở ngân hàng. Lâm cho rằng, làm ngân hàng thì mới có nhiều tiền, không phải lao động vất vả. Vì vậy, Lâm rất ngưỡng mộ bác và mong muốn sau này cũng sẽ được làm nghề đó. Em có đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lâm không? Vì sao?
Trả lời:
Không đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lâm. Mỗi người cần làm công việc mình yêu thích, phù hợp với khả năng và đem lại lợi ích cho xã hội.
Câu 5: Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp theo cách phù hợp với khả năng, điều kiện của em. Với mỗi nghề, em hãy ghi lại kết quả tìm hiểu nghề theo gợi ý sau đây:
- Tên nghề
- Sản phẩm chủ yếu của nghề
- Các hoạt động chủ yếu của nghề
- Thái độ, cảm xúc của em đối với nghề.
Trả lời:
Ví dụ: nghề giáo viên
- Tên nghề: giáo viên
- Sản phẩm chủ yếu của nghề: chính là các thế hệ học sinh
- Các hoạt động chủ yếu của nghề: giảng và dạy học.
- Thái độ, cảm xúc của em đối với nghề: đó là một nghề vô cùng cao quý nhưng rất vất vả. Giáo viên chính là những người chắp ước mơ và cùng học trò nuôi dưỡng ước mơ thành hiện thực.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Em làm việc nhà
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Những giá trị của bản thân
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Sắp xếp nơi ở của em
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Em đã lớn hơn
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Em với nghề tuyền thống
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Em tập làm nghề truyền thống
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Thiết lập quan hệ cộng đồng
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Khám phá cảnh quan thiên nhiên
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Em và các bạn
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Ứng phó với biến đổi khí hậu
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Ứng phó với thiên tai