[KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Ứng phó với biến đổi khí hậu
Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài 1: Ứng phó với biến đổi khí hậu sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1: Ghi lại những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người.
Trả lời:
Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người:
- Các đợt nắng nóng kéo dài làm gia tăng nguy cơ mác bệnh tim mạch, huyết áp, thần kinh, dị ứng, tiêu chảy,... nhất là đối với người cao tuổi và trẻ em.
- Chất lượng không khí xấu đi bởi các chất khí có hại làm gia tăng các bệnh về hô hấp như: hen suyễn, lao phổi, ung thư phổi,...
- Tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, côn trùng,...) phát triển, sẽ làm tăng nguy cơ mắc những dịch bệnh như: dịch tả, cứm (H1N1, H5N1,...) và một số bệnh nhiệt đới như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,..
- Tầng ozon bị phá huỷ, là tác nhân gây bệnh về mắt và ung thư da.
Câu 2: Nếu nhà em ở gần trường học hoặc gắn bến xe buýt, em nên thực hiện hành động nào sau đây khi đi học để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu? (Đánh dấu X vào những phương án em chọn)
a/ Đi bộ đến trường
b/ Đi học bằng xe buýt
c/ Để bố, mẹ/ người thân chở đi học bằng xe máy
d/ Đi xe đạp đến trường
Trả lời:
Đáp án a, b, d
Câu 3: Nhà Đông ở một làng quê Bắc Bộ. Cứ mỗi mùa gặt xong, người dân trong làng thường đốt rơm rạ ngay trên cánh đồng, gây khói mù mịt cả một khu vực lớn. Bố mẹ Đông cũng làm như vậy. Nếu là Đông, em sẽ nói với bố mẹ như thế nào?
Trả lời:
Em sẽ nói với bố mẹ không nên đốt rơm rạ ngoài đồng vì khói bụi sẽ làm tăng hàm lượng khí cacbonic trong bầu khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính, góp phần làm biến đổi khí hậu.
Câu 4: Nhà Minh ở một huyện vùng cao, có nhiều khu rừng già. Nhiều người thấy đây là nơi xa xôi, hẻo lánh nên đã đốt phá rừng để làm nương rẫy. Thấy vậy, bác Bình đã đến nhà Minh rủ bố mẹ Minh vào rừng phát cây, đốt rừng làm nương rẫy. Nếu là Minh, em sẽ nói gì với bác Bình và bố mẹ?
Trả lời:
Em sẽ khuyên bố mẹ và bác Bình không nên đốt phá rừng làm nương rẫy vì rừng được ví như “lá phổi” của Trái Đất. Bảo vệ rừng là hành động thiết thực để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu, hạn chế lũ lụt, hạn hán.
Câu 5: Ghi lại và chia sẻ với bạn hành động, việc làm em đã thực hiện ở gia đình, cộng đồng để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Trả lời:
Những hành động em đã làm để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu là phân loại rác thải, hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa, sử dụng đồ tái chế,...
Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn để tuyên truyền, vận động những người sống quanh em hành động góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Trả lời:
Trong những năm gần đây, cụm từ " biến đổi khí hậu" được quan tâm rất nhiều. Nó không chỉ đang gây tác động xấu đến đời sống của con người ở hiện tại mà còn đe dọa đến môi trường sống trong tương lai. Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển. Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.Do vậy để góp phần găn chặn biến đổi khí hậu chỉ cần thực hiện các hành động nhỏ , bạn sẽ góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Một số biện pháp bạn có thể áp dụng vào chính cuộc sống của mình. Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và trong nhà sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện. Sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm hơn 75% so với bóng đèn thắp sáng thông thường. Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp. Hãy thay bằng các giải pháp sinh học hoặc các chất có nguồn gốc từ thực vật. Giảm lượng rác thải nhà bếp : Trung bình mỗi năm một người thải lượng rác cao gấp 10 lần trọng lượng cơ thể mỗi người. 1kg rác đem chôn lấp sản xuất khoảng 2kg khí mêtan. Tái chế giấy, thuỷ tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng. Hạn chế sử dụng túi ni lông. Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn có biết, sử dụng tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần 1 nửa tấn CO2 mỗi năm so với sử dụng tủ lạnh thông thường. Bạn cùng người thân hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Bạn có thể đã biết cây xanh hấp thụ khí CO2 rất tốt. Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiêt thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Em với nghề tuyền thống
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Giao tiếp phù hợp
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Đức tính đặc trưng của em
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Hành vi có văn hóa nơi công cộng
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Sắp xếp nơi ở của em
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Lớp học mới của em
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong gia đình
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Thế giới nghề nghiệp quanh ta
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Góc học tập của em
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
- [KNTT] Giải SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 bài: Ứng phó với thiên tai