[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
A- Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Thông tin nào dười đây không đúng về Khúc Thừa Dụ?
A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã nói đậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.
C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyến tự chủ của người Việt.
D. Có con trai là Khúc Hạo người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.
1.2. Nội dung nào đưới đây không thể hiện đúng về cuộc cải cách của Khúc Hạo?
A. Định lại mức thuế cho công bằng.
B. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường.
C. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.
D. Lập số hộ khẩu, khai rõ quê quán đế quản lí cho thống nhất.
1.3. Căn cứ làng Giảng gắn với nghĩa quản của Dương Đình Nghệ nay thuộc địa phương nào?
A. Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
C. Huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
1.4. Thông tin nòo đưới đây không chính xác về sông Bạch Đông?
A. Chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng).
B. Đây là con đường thuỷ tốt nhất để đi vào nước ta.
C. Lòng sông hẹp và nông, mực nước vùng cửa sông lúc thuỷ triều cao nhất và thấp nhất không chênh lệch nhiều.
D. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lấy,... giúp bố trí lực lượng quân thuỷ, bộ cùng chiến đấu chặn giặc thuận lợi.
Trả lời:
1.1. C
1.2. B
1.3. C
1.4. C
Câu 2: Hãy lựa chọn các từ/cụm từ cho sản: Quảng Đông; Tiết độ sứ Nam Hứn; Dương Đình Nghệ; Ninh Giang, Hỏi Dương; Hoằng Tháo; khởi nghĩa; 905 đề điền vào chỗ trống (...) trong đoạn sau.
Giữa năm (1) .................. , một hào trường địa phương ở (2) .................. là Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng là Tiết độ sứ. Đến năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha giữ chức (3)............ và tiến hành cải cách.
Mùa thu năm 930, quân (4) ......................... đánh sang nước ta. Thuộc tướng cũ của họ Khúc là (5) ............ kéo quân từ Thanh Hoá ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.
Năm 938,quân Nam Hán do (6)....................... làm chủ trương từ (7) ................... theo đường biển ô ạt tiến sang xâm lược nước ta.
Trả lời:
Giữa năm (1) 905 , một hào trường địa phương ở (2) Ninh Giang, Hải Dương là Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng là Tiết độ sứ. Đến năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha giữ chức (3) Tiết độ sứ và tiến hành cải cách.
Mùa thu năm 930, quân (4) Nam Hán đánh sang nước ta. Thuộc tướng cũ của họ Khúc là (5) Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hoá ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.
Năm 938,quân Nam Hán do (6) Hoằng Tháo làm chủ trương từ (7) Quảng Đông theo đường biển ô ạt tiến sang xâm lược nước ta.
Câu 3: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dụng lịch sử.
A. Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành lại quyền tự chủ trong bối cảnh chính quyền trung ương của nhà Đường còn rất mạnh.
B. Chủ trương của cuộc cải cách Khúc Hạo: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.
C. Nam Hán là một nước nhỏ ở Trung Quốc, cai trị vùng đất sát biên giới nước tạ.
D. Sau khi dựng trận địa cọc, Ngô Quyền cho đại quán ra đánh phủ đầu để đẩy chiến thuyền của Hoàng Tháo vào trận địa cọc.
E. Chiến thắng Bạch Đăng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc và mở ca kỉ nguyên độc lặp tự chủ lâu dài cho dân tộc.
G. Cách đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền là tận dụng địa hình, nhử địch vào trận địa đã bố trí sẵn, kết hợp giữa nhử địch rồi phản công và truy kích.
Trả lời:
- Câu đúng là: B, C, E, G
- Câu sai là: A, D
B- Tự luận
Câu 1: Em hãy hoàn thành những nội dung phù hợp về các vị anh hùng dân tộc.
Anh hùng dân tộc | Khúc Thừa Dụ | Dương Đình Nghệ | Ngô Quyền |
Xuất thân từ thành phần nào? | |||
Mốc thời gian liên quan đến nhân vật cần nhớ? | |||
Có công lao gì đặc biệt? | |||
Hiện có đền thờ ở đâu? |
Trả lời:
Anh hùng dân tộc | Khúc Thừa Dụ | Dương Đình Nghệ | Ngô Quyền |
Xuất thân từ thành phần nào? | hào trưởng địa phương | tướng cũ của học Khúc | quý tộc |
Mốc thời gian liên quan đến nhân vật cần nhớ? | giữa năm 905 | mùa thu năm 930 | năm 938 |
Có công lao gì đặc biệt? | xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt | đuổi đánh quân Nam Hán | chiến thắng Bạch Đằng |
Hiện có đền thờ ở đâu? | Hải Dương | Hải Phòng |
Câu 2: Dựa vào kết quả của bài tập 1, em hãy:
2.1. Chọn một nhân vật mà em ấn tượng nhất và trình bày suy nghĩ của mình về vai trò vị trí của nhân vật đó.
2.2. Giải thích tại sao đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc?
Trả lời:
2.1. Nhân vật mà em ấn tượng nhất là Ngô Quyền. Ngô Quyền đã có những đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc. Chiến công hiển hách của ông đánh bại quân Nam Hán xâm lược trong trận Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam.
2.2. Đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc vì chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc vì đã khép lại thời kì hơn một nghìn năm nhân dân tạ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra một trang sử mới - thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc.
Câu 3: Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đánh giá về vai trò Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938: "Mưu cũng giới mà đánh công giỏi” Dựa trên kiến thức đã học và nhận thức của mình, em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 - 10 câu) chứng minh cho ý kiến trên.
Trả lời:
Ngô Quyền là người mưu lược, biết đánh giá đúng thế mạnh - điểm yếu của cả địch và ta. Mùa Xuân năm 939, Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ với phương Bắc, xây dựng chính quyền độc lập, tự xưng Vương hiệu, chọn Cổ Loa - kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương vương - làm kinh đô cho triều đại của mình và trị vì từ năm 939 đến năm 944.Việc Ngô Quyền định đô ở Cổ Loa đã tiếp nối truyền thống An Dương Vương, mang ý nghĩa phục hồi lại quốc thống. Từ đó đề ra được cách đánh giặc độc đáo - trở thành nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất quyết định chiến thắng. Vì vậy, chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chứng tỏ nhận định “mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi” rất chính xác.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Các dạng địa hình trên Trái Đất. Khoáng sản
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Rừng nhiệt đới
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Nguồn gốc loài người
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Sự sống trên Trái Đất
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Thời gian trong lịch sử
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Núi lửa và động đất
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất