[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
A- Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Địa bàn nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hiện nay thuộc địa phương nào?
A. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. B. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
C. Huyện Mê Linh, Hà Nội. D. Huyện Đông Anh, Hà Nội.
1.2. “Vung tay đónh cọp xem còn dễ/Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ vị anh hùng dân tộc nào?
A. Trưng Trắc. B. Trưng Nhị. C. Bà Triệu. D. Lê Chân.
1.3. Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gần với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bà Triệu.
B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
D. Khởi nghĩa của Lý Bí.
1.4. Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở đâu?
A. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. B. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
1.5. Địa danh gần liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là
A. động Khuất Lão. B. cửa sông Tô Lịch.
C. thành Long Biên. D. đầm Dạ Trạch.
1.6. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã bao vây và chiếm thành Tống Bình, tự sắp đặt được việc cai trị trong vòng bao lâu?
A. 3 năm. B. 9 năm. C. 10 năm. D. Hơn 60 năm.
1.7. Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhôn dân ta thời kì Bắc thuộc là
A. chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.
B. chính sách đồng hoá của chính quyến đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.
C. chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
D. do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc.
Trả lời:
1.1 | 1.2 | 1.3 | 1.4 | 1.5 | 1.6 | 1.7 |
B | C | D | C | D | B | C |
Câu 2: Hãy ghép ý ở cột A với cột B cho phù hợp với nội dung lịch sử.
Trả lời:
Câu 3: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.
A. Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị đã nối dậy khởi nghĩa và giành thắng lợi.
B. Trưng Trắc được suy tôn làm “Lệ Hải Bà Vương”, đóng đó ở Mê Linh.
C. Năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nên nước Vạn Xuân, đóng đó ở Cổ Loa (Hà Nội).
D. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan không chỉ lan rộng ra phạm vi cả nước mà còn được cả nhân dân Chăm-pa, Chân Lập hưởng ứng.
E. Hiện nay, ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn còn đến thở người anh hùng Phùng Hưng.
Trả lời:
- Câu đúng là: D, E
- Câu sai là: A, B, C
B- Tự luận
Câu 1: Hãy ghi lại những địa điểm quan trọng nhất (gắn với địa danh hiện nay) của năm cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
Trả lời:
Những địa điểm quan trọng nhất (gắn với địa danh hiện nay) của năm cuộc khởi nghĩa:
- Hai Bà Trưng: Mê Linh - Hà Nội, Hát Môn- Hà Nội, Cổ Loa - Đông Anh, Hà Nội, Luy Lâu - Thuận Thành, Bắc Ninh.
- Bà Triệu: núi Nưa - Triệu Sơn, Thanh Hóa, núi Tùng - Thanh Hóa.
- Lí Bí: sông Tô Lịch - Hà Nội, Dạ Trạch - Hưng Yên.
- Mai Thúc Loan: Vạn An - Nghệ An, Tống Bình - Hà Nội, Hoan Châu - Nghệ An Hà Tĩnh.
- Phùng Hưng: Đường Lâm - Sơn Tây, Hà Nội.
Câu 2: Tiết Tổng - viên Thái thú người Hán khi được cử đến cai trị nước ta đã “phần nàn”:“Dân xứ ấy dễ làm loạn, rất khó cai trị”. Em hãy viết từ 3 - 5 câu thể hiện ý kiến của mình về nhận định này.
Trả lời:
Nhận địng thể hiện hiện cái nhìn sai lệch, phản ánh không đúng bản chất các cuộc đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ chính đáng của nhân dân ta khi coi đó như những cuộc “nổi loạn”. Tuy nhiên, nhận định đó cũng phân ánh đúng thực tế việc cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc ở nước ta rất khó khăn khi nhân dân ta liên tục nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.
Câu 3: Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy viết một đoạn vẫn (khoảng 10 - 15 câu) để bày tỏ suy nghĩ của mình về chủ đề: “Việt Nam - một dân tộc không chịu cúi đầu”.
Trả lời:
Sau khi chiếm được nước Âu Lạc, các triều đại phương Bắc đã tìm trăm phương ngàn kế để áp đặt ách cai trị đối với nước ta. Nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh, nhân dân ta đồng lòng, quyết tâm giành lại chính quyền. Trong suốt thời kì Bắc thuộc, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã bùng nổ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...Cuộc khỏi nghĩa Hai Bà Trưng đã tạo tiền đề cho việc khôi phục nền độc lập, tự chủ của dân tộc sau này. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu làm thức tình ý thức dân tộc và tạo đà cho cuộc khởi nghĩa Lí Bí sau này. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan là cuộc khởi nghĩa lớn nhất đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuối cùng là cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau. Qua các cuộc nổi dậy liên tục của nhân dân chứng mình truyền thống đã trở thành như chân lí:“Việt Nam - một dân tộc không chịu cúi đầu. ” vì nền độc lập tự chủ của dân tộc.
Xem thêm bài viết khác
- [Kết nối tri thức] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Núi lửa và động đất
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bề vững
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Xã hội nguyên thủy
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Biển và đại dương
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Sự sống trên Trái Đất
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Lớp vỏ của Trái Đất. Khí áp và gió