[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

  • 1 Đánh giá

Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

A- Trắc nghiệm

Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.

1.1. Vì sao khu vực Động Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng?

A. Nằm giáp Trung Quốc.

B. Nằm giáp Án Độ.

C. Tiếp giáp với khu vực châu Á gió mùa.

D. Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

1.2. Khu vực Đông Nam Á được coi là

A. cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

B. “ngã tư đường” của thế giới.

C. "cái nôi” của thế giới.

D. trung tâm của thế giới.

1.3. Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào?

A. Cây lúa. B. Cây lúa nước.

C. Cây gia vị. D. Các cây lương thực và gia vị.

1.4. Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Thương mại đường biến rất phát triển.

D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...

1.5. Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thiên niên kỉ II TCN. B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VIII

C. Thế kỉ VII TCN. D. Thế kỉ X TCN.

1.6. Đoạn tư liệu trong SGK (trang 52) chứng tô điều gì về tình hình kính tế các quốc gia sơ kì trong khu vực?

A. Đã có sự giao lưu buôn bán với nhiều nước khác.

B. Có mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc.

C. Có mối quan hệ buôn bán với Ấn Độ.

D. Giao lưu buôn bán giữa các nước trong khu vực khá phát triển .

1.7. Theo em, nét tương đồng về kính tế củo các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đợi là gì?

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.

B. Các nghề thủ công đúc đồng, rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng.

C. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.

D. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

Trả lời:

1.11.21.31.41.51.61.7
DBBCBAC

Câu 2. Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.

A. Đông Nam Á là cái nôi của nền văn minh lúa nước.

B. VỊ trí địa lí của Đông Nam Á không thuận lợi cho việc buôn bán bằng đường biển.

C. Sự ra đời của các quốc gia sơ kì Đồng Nam Á gắn liền với các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá với Trung Quốc, Ấn Độ.

D. Đông Nam Á thời cổ đã có những hải cảng sầm uất như Óc Eo (Việt Nam), Ta-cô-la (Thái Lan).

Trả lời:

  • Câu đúng là: A, C, D
  • Câu sai là: B

Câu 3. Trong các ý sau đây, ý nào nói về sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên?

3.1. Cư dân Đông Nam Á phát triển một số nghề thủ công truyền thống: đúc đồng, rèn sắt, dệt, làm gốm,...

3.2. Ở Ma-lai-xi-a đã phát hiện được những chiếc cột đá có khắc chữ Phạn cổ.

3.3. Đến thế kỉ VII, lần lượt xuất hiện một số quốc gia sơ kì như Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam,...

3.4. Ở Thái Lan đã phát hiện một số đèn đồng kiều La Mã.

3.5. Một số hải cảng sầm uất như Óc Eo, Ta-cô-la,.....

3.6. Tiền vàng La Mã được phát hiện tại di chỉ Óc Eo.

3.7. Đông Nam Á là “cái nôi” của văn mình lúa nước.

Trả lời:

Ý nói về sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên là: 3.1; 3.2; 3.4; 3.5; 3.6

B- Tự luận

Câu 1: Dựa vào Lược đồ hình 1 (trang 52, SGK), hãy lập bảng theo mẫu sau và điền những nội dung phù hợp.

[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Trả lời:

Tên quốc gia sơ kìTên quốc gia hiện nay
Văn Lang - Âu LạcViệt Nam
Lâm ÁpViệt Nam
Phù NamViệt Nam
Ha-ri-pun-giay-aThái Lan
Đva-ra-va-tiThái Lan
Chân LạpCam-pu-chia
Sri-kse-traMi-an-ma
Tam-bra- lin-gaMa-lai-xi-a
Lang-ka-su-kaMa-lai-xi-a
Ma-lay-uIn-đô-nê-xi-a
Ta-ru-maIn-đô-nê-xi-a
Ka-lin-gaIn-đô-nê-xi-a

Câu 2: Vị trí địa lí đưa đến những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế ở các quốc gia Đông Nam Á?

Trả lời:

- Do vị trí địa lí nằm trên con đường hành hải nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương nên có điều kiện giao lưu kinh tế sớm.

- Do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn nên thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều cây trồng khác.

Câu 3: Hình 2, 3 (trang 53, SGK) chứng tỏ điều gì về giao lưu kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á?

Trả lời:

Hình 2, 3 (trang 53, SGK) chứng tỏ đã có sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển với các nước khác.

Câu 4: Em hãy sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam liên quan đến lúa gạo.

Trả lời:

- Lúa khô nước cạn ai ơi

Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu​

- Thân em như lúa nếp tơ,

Xanh cây tốt rễ, phởn phơ phơi màu​

- Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn

- Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non

- Chuột sa chĩnh gạo

- Cơm hàng cháo chợ

- Cơm không ăn gạo còn đó.

Câu 5: Nếu chọn hai thành tựu nổi bật nhất của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á, em sẽ lựa chọn những thành tựu nào? Vì sao?

Trả lời:

Hai thành tựu nổi bật nhất của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á, em sẽ lựa chọn những thành tựu là nông nghiệp lúa nước và buôn bán đường biển. Vì:

- Đông Nam Á được biết đến là cái nôi của nền văn minh lúa nước và nhiều loại cây gia vị.

- Buôn bán đường biển giúp các quốc gia ngày càng phát triển và trở lên sầm uất hơn.


  • 26 lượt xem