[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Rừng nhiệt đới
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Rừng nhiệt đới sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng.
a) Rừng nhiệt đới phân bố ở
A. vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
B. vĩ tuyến 35° đến 60° ở cả hai bán cầu.
C. vùng cực Bắc.
D. toàn bộ lãnh thổ châu Phi.
b) Ý nào không phải là đặc điểm của rừng nhiệt đới?
A. Cấu trúc rừng có nhiều tầng.
B. Trong rừng có nhiều loài leo trèo giỏi, chim ăn quả.
C. Rừng có nhiều loài cây lá kim.
D. Rừng có nhiều loài dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi,...
Trả lời:
a) A
b) C
Câu 2: Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau để so sánh đặc điểm của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.
Trả lời:
Rừng mưa nhiệt đới | Rừng nhiệt đới gió mùa | |
Khí hậu | ở nơi mưa nhiều quanh năm | ở những nơi có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt |
Cấu trúc rừng | rừng rậm rạp, có 4 - 5 tầng | Cây trong rừng thấp hơn và ít tầng hơn |
Thực vật | Nhiều loài thân gỗ, dây leo chằng chịt, phong lan, tầm gửi: động vật ohong phú, nhiều loài sông trên cây, leo trèo giỏi | Phần lớn cây trong rừng bị rụng lá về mùa khô, rừng thoáng, không ẩm ướt bằng rừng mưa nhiệt đới. |
Câu 3: Em hãy chú thích các tầng của rừng mưa nhiệt đới trong hình sau:
Trả lời:
Câu 4: Khí hậu là nhân tố rất quan trọng để rừng nhiệt đới có thể phát triển. Em hãy cho biết ở vùng rừng nhiệt đới có khí hậu như thế nào.
- Nhiệt độ
- Lượng mưa
Trả lời:
Ở vùng rừng nhiệt đới có khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình năm trên 21°C
- Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm.
Câu 5: Rừng nhiệt đới có nhiếu loài động vật leo trèo giỏi như các loài khỉ, vượn, đười ươi, trăn, rắn, báo, cầy,... Dựa vào đặc điểm, cấu trúc rừng nhiệt đới, em hãy giải thích lí do vì sao ở đây lại có nhiều loài động vật leo trèo giỏi sinh sống.
Trả lời:
Nhiều loài động vật giỏi leo trèo sinh sống ở rừng nhiệt đới do rừng có cấu trúc nhiều tầng, có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt, là môi trường sống lí tưởng và phù hợp với đặc tính của loài.
Câu 6: Rừng nhiệt đới có vai trò hết sức quan trọng đối với nhân loại. Em hãy tìm hiểu thông tin để viết một bài tuyên truyền về bảo vệ rừng nhiệt đới. (Gợi ý các nội dung: tầm quan trọng của rừng nhiệt đới, sự suy giảm của rừng nhiệt đới, các biện pháp để bảo vệ rừng nhiệt đới.)
Trả lời:
Rừng nhiệt đới có vai trò hết sức quan trọng với nhân loại. Rừng nhiệt đới giúp điều hòa khí hậu, giúp hạn chế thiên tai như lũ lụt, sạt nở đất. Bên cạnh đó rừng nhiệt đới còn là nơi sinh sống của các bộ lạc và các loài động, thực vật khác nhau. Rừng nhiệt đới đang bị suy giảm nghiêm trọng. Kể từ năm 1990, ước tính đã có 420 triệu ha rừng bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất (trong đó có hơn 80 triệu ha rừng nguyên sinh). Vậy làm thế nào để bảo vệ rừng? Chúng ta thành lập các khu bảo tồn, vườn quốc gia hay xây dựng kế hoạch khai thác hợp lí hay trồng rừng phủ xanh đồi trọc. Chúng ta hãy cùng chung tay, góp phần nhỏ bé của chúng ta trong việc bảo vệ rừng nhiệt đới.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Lớp đất trên Trái Đất
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Thời gian trong lịch sử
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Lịch sử và cuộc sống
- [Kết nối tri thức] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Lớp vỏ của Trái Đất. Khí áp và gió
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Hy Lạp và La Mã cổ đại
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Rừng nhiệt đới
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả