[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

  • 1 Đánh giá

Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

A- Trắc nghiệm

Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.

1.1. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc?

A. Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Phật giáo và Thiên Chủa giáo.

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hói giáo.

1.2. Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ loại văn tự nào?

A. Chữ tượng hình. B. Chữ Phạn.

C, Chữ hình nêm. D. Chữ tượng ý.

1.3. Tác phẩm văn học nào của Ấn Độ cổ đại có ảnh hường rộng khắp ở nhiều nước Đông Nam Á?

A. Ra-ma-y-a-na. B. Ma-ha-bha-ra-ta.

C. Sơ-cun-tơ-la D. Vê-đa.

1.4. Đền Bô-rô-bu-đua ngày nay thuộc quốc gia nào?

A. Việt Nam. B. In-đô-nê-xi-a.

C. Thái Lan. D. Cam-pu-chia.

1.5. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đệm nét của tôn giáo nào?

A. Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Phật giáo, Thiên Chúa giáo.

C. Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo.

D. Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo.

1.6. Ý nào dưới đây không phải nhận định đúng về văn hoá Đông Nam Á?

A. Các tín ngưỡng bản địa đá dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào khu vực như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Các cư dân Đông Nam Á không có chữ viết riêng mà sử dụng chữ viết của người Ấn Độ, người Trung Quốc.

C. Văn học Ấn Độ ảnh hướng rất mạnh mê đến văn học các nước Đông Nam Á,

D. Kiến trúc đền - núi là kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.

Trả lời:

1.11.21.31.41.51.6
CBABAB

Câu 2: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.

A. Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian còn tồn tại đến ngày nay.

B. Chữ cổ của người Ấn Độ là cơ sở tạo ra chữ viết của tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

C. Văn học Trung Quốc có ảnh hưởng sâu đậm ở tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

D. Sử thị Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-mo-y-a-na là gốc của nhiều bộ sử thi của các quốc gia Đông Nam Á.

Trả lời:

- Câu đúng là: A, D

- Câu sai là: B, C

Câu 3: Hãy ghép ý cột A với cột B sao cho phù hợp với nội dung lịch sử.

[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

Trả lời:

[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

B- Tự luận

Câu 1: Có hai nhóm học sinh tranh luận về văn hoá Đông Nam Á mà chưa phân định đúng sai.

- Nhóm A thì khẳng định rằng: Văn hoá Đông Nam Á chỉ tiếp thu những thành tựu tử văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ chứ không có sự sáng tạo gì thêm.

- Nhóm B thì khẳng định rằng: Văn hoá Đông Nam Á có nhiều giá trị riêng do các cư dân bản địa sáng tạo nên, đồng thời tiếp thu có chọn lọc một số thành tựu của văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ.

Nếu được mời làm trọng tài thì em sẽ ủng hộ ý kiến của nhóm nào? Vì sao?

Trả lời:

Nếu được mời làm trọng tài thì em sẽ ủng hộ ý kiến của nhóm B. Vì:

- Các cư dân Đông Nam Á từ lâu đã có những tín ngưỡng dân gian trước khi tiếp thu các tôn giáo từ Ấn Độ và Trung Quốc...

- Dựa trên hệ thống chữcổ của người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết riêng của mình,...

- Nhiều tác phẩm sử thi ở các quốc gia Đông Nam Á được phóng tác, mô phỏng theo nội dung của sử thi Ấn Độ (Ra-ma-y-a-na).

Câu 2: Hoàn thành bảng thống kê sau về những thành tựu văn trên các lĩnh vực chủ yếu của các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

Trả lời:

Các lĩnh vực chủ yếuThành tựu
Chữ viết

Nhiều cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng dựa trên hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ

Người Việt thì thừa kế hệ thống chữ hán của người Trung Quốc.

Văn họcBên cạnh kho tàng văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, hò vè,... ), người Đông Nam Á cũng tiếp thu văn học của người Ấn Độ, tiêu biểu nhất là sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc mình như: Phạ lắc - Phạ Lam (Lào), Ra-ma-ken (Thái Lan), Ra-ma-y-a-na (In-đô-nê-xi-a), Riêm Kê (Cam-pu-chia),..
Nghệ thuật

tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền — núi, như đền Bô-rô-bu-đua, La-ra Giong-grang (In-đô-nê-xi-a), khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),...

Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật,...

Tín ngưỡng, tôn giáotín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa.

Câu 3: Văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hoá Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỉ đầu Công nguyên?

Trả lời:

Văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc ảnh hưởng đến văn hoá Đông Nam Á rất sâu sắc và toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, chữ viết, văn học, kiến trúc, điêu khác. Đặc biệt, dấu ấn văn hoá Ấn Độ rất đậm nét. Tuy nhiên, nhiều nét văn hoá bản địa của các cư dân Đông Nam Á vẫn được giữ gìn và phát triển trên cơ sở tiếp thu văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 4: Hãy tìm hiểu và cho biết biểu tượng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ngày nay lấy ý tưởng tử thành tựu văn mình nào của cư dân Đông Nam Á từ thời sơ kì và phong kiến.

Trả lời:

Biểu tượng của dải màu vàng trong vòng tròn chính giữa lá cờ chính là biểu tượng cho bó lúa nước (Đông Nam Á là quê hương của cây lúa nước), mỗi dải lụa tượng trưng cho một quốc gia trong khu vực,...


  • 20 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021