[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Các cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

  • 1 Đánh giá

Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 17: Các cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

A- Trắc nghiệm

Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.

1.1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đóng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt, bắt người Việt theo phong tục, tập quán của người Hán.

B. Tìm cách xoá bỏ các tập tục lâu đời của người Việt.

C. Du nhập chữ Hán và tư tưởng Nho giáo vào nước ta.

D. Mở nhiều trường học đế dạy cho người Việt.

1.2. Ý nào đưới đây không đúng khi nói về sức sống của nén văn hoá bản địa thời Bắc thuộc?

A. Người Việt vẫn bảo tồn và nói tiếng Việt.

B. Tín ngưỡng thờ cúng tố tiên vẫn được duy trì.

C. Các nghi lễ gần với nông nghiệp như cày tịch điển vẫn được duy trì.

D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,... vẫn được bảo tón.

1.3. Điểm nổi bột của tình hình văn hoá nước ta thời Bắc thuộc là gì?

A. Văn hoá Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hoá nước ta.

B. Nhân dân ta tiếp thụ vẫn hoá Trung Quốc một cách triệt đề.

C. Tiếp thu văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc.

D. Bảo tồn phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc.

Trả lời:

1.1. D

1.2. C

1.3. D

Câu 2: Hãy xác định các câu sau đảy đúng hay sai về nội dung lịch sử.

A. Tục ăn trầu, nhuộm răng đen đã trở thành tập quán truyền thống của người Việt.

B. Món bánh chưng, bánh giầy trưyền thống của người Việt thường được làm vào dịp lễ, tết để dàng cúng tổ tiên.

C. Tết Hàn thực từ Trung Quốc được du nhập Việt Nam đã trở thành tết Bánh trôi, bánh chay và được tổ chức vào 5 - 5 âm lịch hãng năm.

D. Tết Trung thu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều là ngày Tết dành riêng cho thiếu nhi.

E. Tư tưởng gia trưởng phụ quyền của Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc.

G. Từ thời Bắc thuộc, xuất hiện nhiều vị cao tăng nổi tiếng của nước ta đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.

Trả lời:

- Câu đúng là: A, B, C, E

- Câu sai là: D

B- Tựluận

Câu 1: Theo em, những phong tục, tập quán nào của người Việt từ thời Bắc thuộc vẫn còn được giữ gìn, bảo lưu đến tận ngày nay?

Trả lời:

Những phong tục, tập quán của người Việt từ thời Bắc thuộc vẫn còn được giữ gìn, bảo lưu đến tận ngày nay là: Thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen, ăn traagu, làm bánh chưng, bánh giầy,...

Câu 2: Có nhận xét cho rằng, trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nền vẫn hoá Việt chỉ như một toà nhà thay đổi bề ngoài mà không bị thay đổi cấu trúc bên trong. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến này.

Trả lời:

Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nền văn hoá Việt có những thay đổi, mới mẻ (như bề ngoài của một ngôi nhà được sơn, trang trí mới) nhưng không bị thay đổi bản chất bên trong (như cấu trúc kèo, cột vũng chắc bên trong của ngôi nhà). Việc người Việt vẫn nói tiếng Việt, vẫn truyền dạy cho con cháu đời sau. Duy trì những tín ngưỡng ruyền thống của riêng mình như: tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,..... Bên cạnh đó, những phong tục tập quán như búi tóc, xăm mình, nhuộm râng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giấy,... vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Điều đó cho thấy sức sống mảnh liệt, bền vững của văn hoá dân tộc.

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau về lời của viên quan đô hộ người Hán: “Việt là đất ở ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mã trị được”. Đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì?

Trả lời:

Đoạn tư liệu cho em thấy, nước Việt không không phải là Hán, có truyền thống văn hoá, tập quán riêng, nước lớn (Hán) không thể áp đặt cách cai trị theo cách của họ. Đây là một minh chứng cho truyền thống “bất khuất - không chịu cúi đầu" của đân tộc Việt.


  • 12 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức