-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Vương quốc Phù Nam
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 20: Vương quốc Phù Nam sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
A- Trắc nghiệm
Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phú Nam là ở đâu?
A. Vùng ven biển miền Trung nước ta.
B. Các tỉnh Nam Bộ nước ta,
C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta.
D. Bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số quốc gia Đông Nam Á hiện nay.
1.2. Vương quốc Phù Nam được hình thành vào thời gian nào?
A. Đầu Công nguyên. C. Cuối thế kỉ I TCN.
B. Thể kỉ VI TCN. D. Khoảng thể kỉ I.
1.3. Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hoá nào?
A. Văn hoá Sa Huỳnh C. Văn hóa Óc Eo.
B. Văn hoá Phù Nam. D. Văn hoá tiền Óc Eo.
1.4. Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nào?
A. Văn hoá Óc Eo C Văn hoá Ấn Độ.
B. Văn hoá Chăm-pa. D. Văn hoá Trung Quốc.
Trả lời:
1.1. B
1.2. D
1.3. C
1.4. C
B- Tự luận
Câu 1: Hoàn thiện sơ đồ (theo gợi ý) sau về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam.
Trả lời:
Vào thế kỉ I, vương quốc Phù Nam ra đời --> Trong khoảng các thế kỉ III - V, vương quốc Phù Nam phát triển nhanh --> Vào đầu thế kỉ VI, Phù Nam dần suy yếu.
Câu 2: Hình 1 (trang 91,SGK) là những hiện vật liên quan đến Vương quốc Phù Nam. Theo em, những hiện vật này chứng tỏ điều gì về chủ nhân của vương Quốc cổ này?
Trả lời:
Những hiện vật ở hình 1 chứng tỏ trình độ kĩ - mĩ thuật cao và đời sống văn hoá tinh thần phong phú của cư dân Vương quốc Phù Nam.
Câu 3: Hình 4, 5 (trang 92, SGK) và đoạn tư liệu sau cho em biết điều gì về cư dân Phù Nam?
Trả lời:
Hình 4, 5 và đoạn tư liệu chứng tỏ sự phát triển mạnh của các hoạt động buôn bán bằng đường biển của cư dân Vương quốc Phù Nam với thương nhân nước ngoài thông qua cảng thị Óc Eo. Sự xuất hiện và sử dụng tiền trong trao đổi chứng tỏ một nền kinh tế hàng hoá rất phát triển tại Vương quốc Phù Nam. Chiếc huy chương như một minh chứng sống động cho việc giao lưu buôn bán với thương nhân nước ngoài.
Câu 4: Hãy cho biết những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam.
Trả lời:
Những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là: trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm, đánh bắt thủy hải sản, làm đồ thủy công, trang sức, luyện đồng và rèn sắt, chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí,...
Câu 5: Hãy hoàn thiện sơ đồ (theo gợi ý) sau về sự phân chúa các tầng lớp trong xã hội Phủ Nam. So sánh với kết quả bài 1 (Phần B, Bài 19), hãy chỉ ra nét tương đồng giữa các thành phần xã hội của Phù Nam so với xã hội Chăm -pa.
Trả lời:
Nhận xét:
Nét tương đồng của xã hội Phù Nam so với xã hội Chăm-pa: Xã hội phân hoá thành nhiều tầng lớp, trong đó các tầng lớp chính là: tăng lữ, quý tộc, thương nhân, thợ thủ công, nông dân; đặc biệt là tầng lớp thương nhân (gắn với buôn bán đường biển).
Câu 6: Hãy so sánh về hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa các cư dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa theo bảng sau:
Nội dung so sánh | Phù Nam | Chăm-pa |
Hoạt động kinh tế | ||
Tổ chức xã hội |
Trả lời:
- Hoạt động kinh tế chủ yếu tương đồng nhau: trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất hàng thủ công; khai thác các nguồn lợi tự nhiên của rừng và biển; buôn bán bằng đường biển phát triển.
- Tổ chức xã hội:
- Nét tương đồng là chủ yếu: Xã hội phân chia thành các tầng lớp chính như: tăng lữ, quý tộc, dân tự do (thương nhân, thợ thủ công).
- Khác nhau: Ở Chăm-pa, có một bộ phận nhỏ là nô lệ, (phục vụ trong gia đình quý tộc).
Câu 7: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy suy luận về nguyên nhân khiến cho Vương quốc Phù Nam bị suy vong vào đầu thế kỉ VII.
Trả lời:
Nguyên nhân khiến Phù Nam suy vong: Hiện tượng nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nhiều vùng đất canh tác và địa bàn sinh sống của cư dân; sự suy tàn của cảng thị Óc Eo do sự thay đổi của điều kiện tự nhiên,... là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy vong của Vương quốc và bị thôn tính vào đầu thế kỉ VI.
Câu 8: Hãy cho biết một số thành tựu văn hoá nổi bật của cư đân Phù Nam. Theo em, nét văn hoá nào của cư dân Phù Nam xưa còn được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay?
Thành tựu | Những nét văn hóa còn được bảo tồn trong đời sống của nhân dân Nam Bộ ngày nay |
Trả lời:
Thành tựu | Những nét văn hóa còn được bảo tồn trong đời sống của nhân dân Nam Bộ ngày nay |
- Tín ngưỡng thờ đa thần - Thờ cúng - Dựng nhà sàn | Tôn giáo, tín ngưỡng, đời sống vật chất, nhà ở, đời sống tinh thần như đạo Phật,..... |
-
Bộ sưu tập tranh về các nhóm thực vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 138
-
Những đối tượng trong cộng đồng cần giúp đỡ. Ý nghĩa của hoat động thiện nguyện Hoạt động trải nghiệm 6
-
Soạn văn 6 bài: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa) Soạn văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
-
Những biểu hiện của tiết kiệm và lãng phí Giáo dục công dân lớp 6 trang 35 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Em đã tham gia hoạt động nào với cộng đồng? Cảm xúc của em khi tham gia hoạt động đó? Giải hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6
- PHẦN LỊCH SỬ:
- CHƯƠNG 1: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ
- CHƯƠNG 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
- CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
- CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
- CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ THỨ X
- PHẦN ĐỊA LÍ
- CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
- CHƯƠNG 2: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
- CHƯƠNG 3: TRÁI ĐẤT- CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT
- CHƯƠNG 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- CHƯƠNG 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
- CHƯƠNG 6: TRÁI ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
- CHƯƠNG 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
- Không tìm thấy