-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Lịch sử và cuộc sống
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Lịch sử và cuộc sống sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
A- Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Lịch sử được hiểu là
A. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
B. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
C. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại.
D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình,
1.2. Phân môn Lịch sử mà chúng ta được học là
A. môn học tìm hiểu lịch sử thay đổi của Trái Đất dưới sự tác động của con người.
B. môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.
C. môn học tìm hiểu tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
D. môn học tìm hiểu những chuyện cổ tích do người xưa kể lại.
1.3. Hình 1 (trang 9, SGK) giúp em hiểu biết về
A. sự xuất hiện của máy tính điện tử trên thế giới.
B. sự thay đổi của các loại hình máy tính điện tử qua thời gian.
C. đặc điểm của các thế hệ máy tính điện tử.
D. sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử.
1.4. Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về
A. quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất.
B. các thiên thể trong vũ trụ.
C. quá trình hình thành và phát triển của loài người và xã hội loài người.
D. sinh vật và động vật trên Trái Đất.
1.5. Ý nào đưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?
A. Học lịch sử để biết được về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc.
B. Học lịch sử để biết được quá trình tiến hoá của muôn loài.
C. Học lịch sử để biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.
D. Học lịch sử để đúc kết được những bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại và xây dựng tương lai.
Trả lời:
1.1. B
1.2. B
1.3. D
1.4. C
1.5. B
Câu 2: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.
A. Học lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc, biết được công lao, sự hi sinh to lớn của ông cha ta trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước.
B. Lịch sử tìm hiểu về quá khứ nhưng không có nhiều giá trị đối với hiện tại.
C. Học lịch sử để hiểu về quá khứ và xây dựng xã hội hiện tại văn minh.
D. Học lịch sử để biết sự tiến hoá của sinh vật trên Trái Đất.
Trả lời:
- Câu đúng về nội dung lịch sử là: A và C
- Câu sai về nội dung lịch sử là: B và D
B- Tự luận
Câu 1: Lịch sử giúp chúng ta hiểu biết những gì? Bản thân em biết được thêm những gì thông qua việc học tập lịch sử?
Trả lời:
- Lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm về nguồn cội của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại. Lịch sử còn giúp chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
- Với bản thân em đã học được rất nhiều điều thông qua việc học lịch sử như biết được nguồn cội của dân tộc ta, quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta và gìn giữ những nét văn hóa được ông cha ta để lại.
Câu 2: Với cá nhân em, hình thức học tập lịch sử nào khiến em hứng thú nhất? Vì sao?
Trả lời:
Với cá nhân em, hình thức học tập lịch sử khiến em hứng thú nhất là học tập từ thực tế như dạy học tại bảo tàng, các du tích lịch sử, tìm hiểu lịch sử tại thực địa. Vì học tập từ quan sát thực tế giúp em hiểu sâu sắc hơn, dễ hiểu hơn và dễ ghi nhớ.
Câu 3: Em hãy giải thích vì sao Bác Hồ lại nói: “Hôm nay gặp các chú ở Đền Hùng có ý nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị vua khai quốc... Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Lời căn dặn này của Bác nói lên điều gì về vai trò của lịch sử đối với cuộc sống hiện nay?
Trả lời:
Lời căn dặn của Bác nói lên lịch sử dựng nước hào hùng của dân tộc gắn với công lao to lớn của các Vua Hùng. Thông qua đó, giúp chúng ta hiểu được rằng lịch sử đã có vai trò phục dựng lại quá trình lập nước từ thời các vua Hùng đến ngày nay, chúng ta tự hào tiếp nối truyền thống đó, tự đúc kết những bài học kinh nghiệm để xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.
Câu 4: Hãy hỏi người thân để vẽ lại sơ đồ tộc phả gia đình em (khoảng 4 thế hệ) và giới thiệu với bạn. Thông qua sơ đồ, em biết điều gì về gia đình mình?
Trả lời:
Học sinh tự vẽ vào vở sơ đồ tộc phả của gia đình mình.
-
Bộ sưu tập tranh về các nhóm thực vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 138
-
Những đối tượng trong cộng đồng cần giúp đỡ. Ý nghĩa của hoat động thiện nguyện Hoạt động trải nghiệm 6
-
Soạn văn 6 bài: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa) Soạn văn 6 tập 2 Kết nối tri thức
-
Những biểu hiện của tiết kiệm và lãng phí Giáo dục công dân lớp 6 trang 35 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Em đã tham gia hoạt động nào với cộng đồng? Cảm xúc của em khi tham gia hoạt động đó? Giải hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6
- PHẦN LỊCH SỬ:
- CHƯƠNG 1: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ
- CHƯƠNG 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
- CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
- CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
- CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ THỨ X
- PHẦN ĐỊA LÍ
- CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
- CHƯƠNG 2: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
- CHƯƠNG 3: TRÁI ĐẤT- CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT
- CHƯƠNG 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- CHƯƠNG 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
- CHƯƠNG 6: TRÁI ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
- CHƯƠNG 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
- Không tìm thấy