[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

23 lượt xem

Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 16: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

A- Trắc nghiệm

Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.

1.1. Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở địa bản nào?

A. Dải đất ven biển miền Trung nước ta,

B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta.

C. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dây Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay.

D. Các tình miền Trung nước ta, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.

1.2. Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào thời gian nòo?

A. Đầu Công nguyên.

B. Thể kỉ VỊI TCN.

C. Cuối thể kỉ II TCN.

D. Cuối thế ki II

1.3. Hiện nay ở nước ta có công trình văn hóa Chăm nào độ được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

B. Tháp Chăm (Phan Rang).

C. Cố đô Huế.

D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).

Trả lời:

1.1. C

1.2. D

1.3. A

Câu 2: Hãy ghép ô ở giữa với các ô hai bên sao cho phù hợp về nội dụng lịch sử.

Trả lời:

1- b, d

2- c, g

3- a, e

B- Tự luận

Câu 1: Hãy hoàn thiện sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm pa và nêu nhận xét.

Câu 2: Hoàn thiện bảng tóm tắt sau về những nét chính trong hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội của Cham-pa.

Hoạt động kinh tế của Chăm-paTổ chức xã hội của Chăm-pa

Trả lời:

Hoạt động kinh tế của Chăm-paTổ chức xã hội của Chăm - pa
Trồng lúa nướcĐược đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao
Chăn nuôi gia súc, gia cầmDưới vua là tề tướng và hai quan đại thần
Sản xuất các mặt hàng thủ côngDưới đại thần là các quan đứng đầu 3 cấp: châu - huyện - làng
Khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên rừng
Đi biển
Trao đổi, buôn bán trao nước với các nước khác

Câu 3: Kể tên một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Chăm trong hơn 8 thế kỉ đầu Công nguyên và cho biết thành tựu nào được bảo tồn đến ngày nay.

Thành tựuThành tựu còn được bảo tồn đến ngày nay

Trả lời:

Thành tựuThành tựu còn được bảo tồn đến ngày nay

- Chữ viết: sáng tạo ra chữ viết riêng cho dân tộc

- Tín ngưỡng và tôn giáo: sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo

- Lễ hội: lễ hội Ka - tê

Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), cụm Tháp Hòa Lai (Ninh Thuận), lễ hội Ka-tê,...

Câu 4: Liên hệ với kiến thức đã học ở những bài trước, em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế cua cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang-Âu Lạc theo bảng sau:

So sánhChăm-paVăn Lang-Âu Lạc
Giống nhau
Khác nhau

Trả lời:

So sánhChăm - paVăn Lang - Âu Lạc
Giống nhauĐều làm nông nghiệp trồng lúa, nghề thủ công.
Khác nhaubên cạnh nghề nông nghiệp trồng lúa, nghề thủ công còn có, nghề đi biển và buôn bán đường biển thông qua các hải cảng. Vương quốc Chăm-pa được coi là một thế lực biển hùng mạnh trung; tâm buôn bán quốc tế lớn, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Ả Rập.Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang - Âu Lạc chỉ là nông nghiệp trồng lúa nước kết với trồng hoa màu và làm nghề thủ công.

Câu 5: Quan sát hình 1 (trang &6, SGK), em có nhận xét gì về trình độ kỉ thuật, mĩ thuật cũng như đời sống văn hoá của cư dân Chăm-pa?

Nhận xét:

- Trình độ kĩ - mĩ thuật: ..................................

- Đời sống văn hoá: ......................................

Trả lời:

Nhận xét:

- Trình độ kĩ - mĩ thuật: Đài thờ Trà Kiệu được đánh giá là một trong những kiệt tác điêu khắc thời Chăm-pa. Trên các mặt của đài thờ là hình các vữ nữ đang múa được chạm khắc một cách khéo léo, tinh xảo, chứng tỏ trình độ kĩ - mĩ thuật của người Chăm xưa điêu luyện.

- Đời sống văn hoá: Chứng tỏ đời sống văn hoá của người Chăm xưa rất phong phú, có sự giao lưu rõ nét với văn hóa Ấn Độ và Đông Nam Á.

Câu 6: Ghi chép trong đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về các hoạt động buôn bán trên biển của người Chăm xưa?

Trả lời:

Chăm - pa là một trưng tâm buôn bán, kết nối trên biển giữa Ấn Độ và Trung Quốc (thông qua cảng Cù Lao Chàm). Những mặt hàng mà người Chăm trao đổi với thương nhân nước ngoài là nước ngọt và các sản vật quý (trầm hương,...).

Câu 7: Quan sát hình 6 (trang 90, SGK), em có nhận xét gì về công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa?

Trả lời:

Mỹ Sơn là khu thánh địa có tính linh thiêng bậc nhất của người Chăm xưa. Đây là công trình tương đối đồ sộ, với rất nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc chạm nổi rất tỉnh xảo,... chứng tỏ trình độ và tài năng của các nghệ nhân,... Vì vậy, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO bình chọn là Di sản văn hóa thế giới năm 19%.

Câu 8: Sưu tầm tư liệu và viết một đoạn giới thiệu về một di tích vẫn hoá Chăm ở nước ta. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của đi tích?

Trả lời:

- HS sưu tầm tư liệu và hoàn thành bài viết của mình.

- Gợi ý: Thánh địa Mỹ Sơn được biết đến là một quần thể kiến trúc đền tháp cổ của người Chăm pa. Theo những thông tin của sử sách, khu du lịch thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 4, với hơn 70 đền tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ VII-XIII. Khi xưa, đây chính là vùng đất để tôn thờ thần thánh, là nơi trú ẩn nếu kinh đô Trà Kiệu bị xâm lấn. Tiền thân của khu thánh địa là từ một ngôi đền làm bằng gỗ, mục đích chính là để thờ thần Diva Bhadresvera. Đến cuối thế kỷ VI, ngôi đền đã bị thiêu cháy. Cho đến thế kỷ VII, vua Sambhuvarman đã dùng chính những viên gạch vũ để bắt đầu xây dựng lại, và đó cũng là di tích còn lưu giữ lại cho đến tận ngày nay. Các triều vua sau đó tiếp tục cho tu sửa các đền tháp cũ, cùng lúc xây thêm các đền tháp mới.


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội