[KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Quê hương yêu dấu (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)

23 lượt xem

Bài tập 6. Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu”

Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm

Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?

Thuyền ai thấp thoảág bên sông

Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non.

(Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật - Phan Đăng Tài - Nguyễn Thuý Loạn - Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, tập 1, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 001, tr. 515)

1. So với đặc điểm tiêu biểu của thơ lục bát được nêu ở phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 89), số tiếng của các dòng trong bài ca đao này có gì khác biệt? Theo em, đây có phải là hiện tượng lục bát biến thể hay không?

2. Phần Tri thức ngữ văn cũng cho biết đặc điểm về cách phối thanh của thơ lục bát. Em hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách phối thanh ở bài ca dao trên.

3. Bài ca dao trên có điểm gì khác biệt về vị trí gieo vần so với những bài thơ lục bát thông thường?

4. Việc sử dụng liên tiếp hai dòng thơ tám tiếng (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm/ Ai thương, ai cảm, di nhớ, ai trông?) có tác dụng gì?

5.Nêu những cảm nhận của em về thời gian, không gian được miêu tả trong bài ca dao.

6. Giải thích nghĩa của từ thảm trong các câu sau và cho biết đây là từ đồng âm hay từ đa nghĩa:

a. Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm.

b. Sàn nhà được trải thảm trông rất ấm cúng, sang trọng.

Bài làm:

1. So với đặc điểm của thơ lục bát đã được nêu ở phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 89), số tiếng trong dòng thứ ba không phải sáu tiếng như thông thường mà kéo dài thành tám tiếng. Bài ca dao này là hiện tượng lục bát biến thể.

2. Tính chất biến thể trong việc phối thanh của bài ca dao: tiếng thứ tám của dòng bát đầuu tiên (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm) và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông) không phải là thanh bằng như thông thường mà là thanh trắc.

3. Ngoài sự biến thể về thanh điệu, so với một bài thơ lục bát thông thường, ta cũng nhận thấy có sự khác biệt về vị trí gieo vần ở bài ca dao. Về vần, tiếng thứ tám của dòng bát (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm) vẫn với tiếng thứ tư của dòng bát tiếp theo (Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?).

4. Việc sử dụng liên tiếp hai dòng tám tiếng (Ai ngồi,ai câu, ai sầu, ai thảm/ Ai thương, ai cảm, di nhớ, ai trông) đã góp phần làm nổi bật tâm trạng buồn bã, sầu muộn, nhớ nhung, trông ngóng của nhân vật trữ tình.

5.Thời gian và không gian được khắc hoạ trong bài ca dao để lại cho em nhiều ấn tượng. Chính thời gian buổi chiều, không gian mênh mông, xa vắng, trầm mặc của bến Văn Lâu với hình ảnh con thuyền trôi lững lờ trên dòng sông Hương, với điệu hò mái đẩy dịu dặt càng làm tăng thêm nỗi buồn thảm, sầu nhớ trong lòng người.

6. Từ thảm trong câu a (Ai ngồi, ai câu, ai sâu, ai thảm.) chỉ “tâm trạng buồn thương, đau khổ khiến cho mọi người động lòng thương cảm”; từ thảm trong câu b (Sàn nhà được trải thảm trông rất ấm cúng, sang trọng.) lại chỉ “tấm dệt bằng sợi to, thường có hình trang trí, dùng trải trên lối đi hoặc trên sàn nhà”. Đây là hai từ đồng âm vì nghĩa của chúng khác nhau, không liên quan gì với nhau. thông thường mà là thanh trắc.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội