[KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)
Bài tập 3. Đọc lại văn bản Bánh chưng, bánh giầy trong SGK (tr. 22 — 23) và trả lời các câu hỏi:
1. Câu chuyện được kể liên quan đến phong tục nào của người Việt còn truyền đến ngày nay?
2. Trước khi nối ngôi vua, Lang Liêu có cuộc sống như thế nào? Việc nhấn mạnh vào đặc điểm cuộc sống ấy thể hiện dụng ý gì của tác giả dân gian?
3. “Trong trời đất, không gì quý bồng hạt gạo” - đó là lời một vị thần hiện lên trong giấc mộng của Lang Liêu. Lời nói đó cho thấy điều gì về cách nhìn nhận của nhân dân đối với nghề trồng lúa nước?
4. Khi kể về sự kiện Vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu, tác giả dân gian muốn gửi gắm suy nghĩ, ước vọng gì?
5. Tìm trong văn bản những câu có sử dụng dấu chấm phẩy. Nêu lập luận của em nhằm khẳng định dấu chấm phẩy đã được tác giả văn bản dùng rất đúng chỗ và hợp li.
Bài làm:
1. Câu chuyện được kể trong Bánh chưng, bánh giầy liên quan đến phong tục gói bánh chưng, làm bánh giầy vào dịp Tết hay vào các dịp lễ hội truyền thống của người Việt.
2. Theo truyện kể, trước khi được vua cha truyền ngôi cho, Lang Liêu sống gần như một người thường dân nơi thôn đã, “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai". Việc tác giả dân gian nhấn mạnh vào đặc điểm cuộc sống ấy thể hiện tư tưởng coi trọng nghề nông - nghề sản xuất ra lúa gạo để nuôi sống mọi người, Mặt khác, đây cũng là cách tạo ra yếu tố bất ngờ cho truyện kể, vì cuối cùng, khác với những điểu người trong cuộc có thế dự đoán, chính vật phẩm mà Lang Liêu đăng lên trong lễ Tiên vương lại làm đẹp ý vua cha hơn hết.
3. “Trong trời đốt, không gì quý bằng hạt gạo” - đó là lời một vị thần hiện lên trong giấc mộng của Lang Liêu. Lời nói đó thể hiện quan niệm rất sâu sắc của nhân dân về giá trị của những vật phẩm ngỡ tắm thường mà kết tinh trong đỏ bao công sức lao động và sáng tạo của người bình dân, lại có khả năng nuôi sống con người. Sự thực, đó là lời tôn vinh đối với lúa gạo, nghề trồng lúa nước và đối với lao động nói chung.
4. Khi kể về sự kiện Vưa Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu, tác giả dân gian muốn thể hiện sự ngưỡng mộ đối với những người đáng được gọi là anh hùng văn hoá, đã có những sáng tạo làm đẹp cho đời sống xã hội, Đồng thời, tác giả dân gian còn muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với đất trời, ngụ ý là những đấng có quyền lực vô biên, đã hào phóng ban tặng cho con người những điều kiện sống tốt đẹp, Kể câu chuyện Lang Liêu lên làm vua cũng chính là kể về sự “lên ngói” của lúa gạo và lòng trung hậu.
5.Những câu văn có sử dụng dấu chấm phấy trong văn bản:
- Giặc ngoài đã đẹp yên, nhưng giặc trong phải đề phòng; dân có ấm no, ngai vàng mới vững.
- Từ khi lớn lên, ra ở riêng, ông chỉ châm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai; bây giờ nhìn quanh quẩn trong nhà, cũng chỉ lúa khoai là nhiều.
Trong cả hai câu văn trên, dấu chấm phẩy đã được dùng rất đúng chỗ và hợp lí, khó thay chúng bằng dấu phấy hay dấu chấm. Khó thay bằng dấu chấm vì hai về câu diễn đạt một ý liên tục. Cũng khó thay bằng đấu phẩy vì nội dung các cụm từ trước và sau đó có sự phân biệt khá rõ về tính chất.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Tôi và các bạn (Nói và nghe)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng (Nói và nghe)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 10: Cuốn sách tôi yêu (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Yêu thương và chia sẻ (Nói và nghe )
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài: Ôn tập cuối học kì I (Nói và nghe)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài: Ôn tập cuối học kì I (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Gõ cửa trái tim (Viết)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài: Ôn tập học kì II (Viết)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Quê hương yêu dấu (Nói và nghe)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài: Ôn tập học kì II (Nói và nghe)