[KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 9: Trái đất - Ngôi nhà chung (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)
Bài tập 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tỉnh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang đã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hâm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tỉnh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhát trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tỉnh giờ đây đang đe doa gáy tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang đã chỉ trong vòng 40 năm qua...
(Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao?, NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39)
1. Đoạn trích cho người đọc biết về vấn đề gì?
2. Đoạn trích này có nội dung gần gũi với những đoạn nào trong hai văn bản thông tin đã học: Trái Đất - cái nôi của sự sống và các loài chung sôdng với nhau như thế nào?
3. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào?
4. Sự thống trị của con người trên Trái Đất đã đưa đến những hậu quả nặng nề gì? Theo em, những hậu quả đó có thể tác động ngược trở lại đời sống con người như thế nào?
5. Phân tích cách triển khai thông tin theo quan hệ nhân quả trong đoạn trích.
6. Em có thể nói gì để bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với niềm lo âu ẩn chứa sau những thông tin và cách đưa thông tin của đoạn trích?
7. Từ sơ cấp với nghĩa trong đoạn trích có thể được đặt cùng nhóm với từ nào sau đây (tất cả đều là từ mượn): đa cấp, trung cấp, thứ cấp, cao cấp?
8. Câu thứ nhất của đoạn trích chứa đựng hai ý nhỏ. Hai ý đó đã được triển khai như thế nào trong những câu tiếp theo?
Bài làm:
1. Đoạn trích nói về địa vị thống trị của con người trên Trái Đất và những hậu quả tiêu cực mà địa vị đó gây ra cho đời sống của muôn loài.
2. Đoạn trích này có nội dung gần gũi với đoạn thứ nhất của phần tình trạng Trái Đất hiện ra sao? trong văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống và đoạn thứ bảy trong văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?
3. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người bằng cách liên tục đưa ra những số liệu cụ thể và các so sánh có độ xác thực cao.
4. Những hậu quả nặng nề mà sự thống trị của con người trên Trái Đất đưa lại: phá vỡ cân bằng sinh thái; huỷ hoại sự đa dạng sinh học; đẩy nhiều loài đến tình trạng tuyệt chủng. Bản thân những điều này vừa là các yếu tố của thảm hoạ môi trường, vừa là tác nhân dẫn tới tình trạng suy thoái nghiêm trọng hơn đối với môi trường, đe doạ trực tiếp sự tồn tại của con người.
5. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng cách triển khai thông tin theo quan hệ nhân quả. Sau khi nhắc đến từng hành động tiêu cực của con người, tác giả nói ngay về hậu quả của những hành động đó: các loài vật bị chiếm đoạt điều kiện, cơ hội sống (thiếu địa bàn cư trú, thiếu thức ăn, thiểu nước) và cuối cùng bị đẩy vĩnh viễn khỏi bề mặt Trái Đất.
6. Trong đoạn trích, đằng sau những thông tin mang tính tiêu cực là một nỗi lo về sự an nguy của chính con người. Nếu không sớm tỉnh ngộ, con người sẽ bị diệt vong, như vô số loài sinh vật khác đã bị tuyệt chủng. Đến lúc đó, Trái Đất có nguy cơ không còn là cái nôi của sự sống nữa.
7. Từ sơ cấp với nghĩa trong đoạn trích chỉ có thể được đặt cùng nhóm với từ thứ cấp trong chuỗi từ đã liệt kê. Trong ngữ cảnh đoạn trích, từ sơ cấp gắn với loại sản phẩm trực tiếp chế biến từ thực vật và động vật phục vụ cho nhu cầu của con người. Khi loại sản phẩm này được dùng làm nguyên liệu để chế biến thành một sản phẩm khác, có chất lượng cao hơn, thì loại sản phẩm bậc hai này được gắn với từ thứ cấp.
8. Có 2 ý nhỏ được chứa đựng trong câu thứ nhất của đoạn trích và giữa chúng tồn tại mối quan hệ nhân quả.
- Ý 1: sự thống trị của con người trên Trái Đất.
- Ý 2: sự biến mất của một số loài sinh vật. Để triển khai cụ thể các ý này, trước tiên, tác giả nói về tỉ lệ sở hữu chênh lệch đối với các tài nguyên trên Trái Đất giữa con người và các loài sinh vật khác, tiếp đó, tác giả điểm lại tỉ lệ tuyệt chủng - sống sót của các loài sinh vật và tốc độ biến mất của những động vật hoang dã trong vòng 40 năm qua.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 10: Cuốn sách tôi yêu (Viết)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Những nẻo đường xứ sở (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Gõ cửa trái tim (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài: Ôn tập cuối học kì I (Viết)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 7: Thế giới cổ tích (Nói và nghe)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 10: Cuốn sách tôi yêu (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Gõ cửa trái tim (Nói và nghe)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Yêu thương và chia sẻ (Viết )
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Tôi và các bạn (Viết)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài: Ôn tập học kì II (Nói và nghe)
- [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Những nẻo đường xứ sở (Viết)