[KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 8: Khác biệt và gần gũi (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)

23 lượt xem

Bài tập 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Khi bắt đầu đi học, bao nhiêu điều mới mẻ, tuyệt vời sẽ đến với cháu. Nhưng không phải tất cả đều hoàn hảo cả, cháu ạ. Cháu - cũng như bao cô cậu học trò trạc tuổi của cháu - rất có nguy cơ sẽ gặp phải những kẻ hay bắt nạt ở trường, và cả trong những lúc khác nhau của cuộc đời mình nữa. Việc ông cháu mình cùng học cách

2. Theo thông tin trong đoạn trích, chuyện bắt nạt thường xảy ra với ai, ở đâu?

3. Đoạn trích nói về những kẻ bắt nạt hay cách đối phó khi bị bắt nạt? Những câu nào giúp em nhận ra điều đó?

4. Vì sao tác giả cho rằng tránh xa những kẻ bắt nạt không phải là hèn nhát mà là khôn ngoan?

5. Theo lời khuyên của người ông đối với cháu, khi bị bắt nạt, cách ứng xử tốt nhất là gì? Phân tích tác dụng tích cực của cách ứng xử ấy.

6. Em có thể rút ra bài học cho bản thân từ những điều được bàn trong đoạn trích không? Vì sao?

7.Sau đây là những câu biến đổi cấu trúc so với câu gốc trong đoạn trích:

- Trường hợp thứ nhất:

+ Câu trong đoạn trích: Lá thư này không chỉ dành riêng cho cháu, mà còn cho cả bố mẹ cháu nữa.

+ Câu biến đổi cấu trúc: Lá thư này không chỉ dành riêng cho bố mẹ cháu, mà còn cho cả cháu nữa.

- Trường hợp thứ hai:

+ Câu trong đoạn trích: Thầy cô giáo cũng có thể giúp cháu, nhưng bố mẹ cháu chính là người phải biết trước tiên.

+ Câu biến đổi cấu trúc: Bố mẹ cháu cũng có thể giúp cháu, nhưng thầy cô giáo chính là người phải biết trước tiên. Có thể dùng những câu đã thay đổi cấu trúc để thay thế cho câu gốc trong đoạn trích được không? Vì sao?

Bài làm:

1.Đoạn trích là lời của ông nói với cháu, được trình bày bằng hình thức viết thư.

2. Theo thông tin mà đoạn trích đã nêu, chuyện bắt nạt thường xảy ra với cháu và các học trò trạc tuổi cháu, ở mợi nơi,

3. Căn cứ vào các câu: “Việc ông cháu mình cùng học cách đối phó với những kẻ bắt nạt ấy có thể giúp cháu rất nhiều về sau đấy.” và “Nhưng cách tốt nhất để đối phó với một kẻ hay bắt nạt không phỏi là đánh trả - điều này thậm chí còn làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn”, ta biết rằng đoạn trích tập trung nói về cách đối phó khi bị bát nạt.

4. Tránh xa những kẻ bắt nạt thì việc bắt nạt sẽ không diễn ra, hoặc nếu đã diễn ra trước đó thì cũng không làm cho sự việc rắc rối thêm. Như vậy là khôn ngoan.

5. Theo lời khuyên của ông dành cho cháu, khi bị bát nạt, cách ứng xử tốt nhất là:

- Không đánh trả lại kẻ bắt nạt, vì đánh trả lại sẽ khiến kẻ bắt nạt có cớ đẩy tình trạng đến mức trầm trọng hơn.

- Tránh xa những kẻ bắt nạt, vì như thế sẽ tránh được những mâu thuẫn có thế nảy sinh.

- Nhờ bố mẹ hoặc thầy cô giúp đỡ, vì họ là người lớn, có thể tìm được những cách giải quyết hợp lí hơn.

6. Chuyện bị bắt nạt có thể xảy ra đối với bất cứ ai. Khi gặp tình huống như vậy, những lời khuyên của ông đối với cháu trong đoạn trích này thực sự là những bài học thiết thực.

7.Với các trường hợp này, không thể dùng các câu đã biến đổi cấu trúc để thay cho những câu gốc trong đoạn trích được. Cụ thể:

- Ở trường hợp thứ nhất: thư ông viết cho cháu thì đối tượng trước hết không thể là bố mẹ cháu.

- Ở trường hợp thứ hai: khi con cái bị bắt nạt, thì bố mẹ phải giúp đỡ con trước, sau đó mới nhờ đến thầy cô giáo.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội