Nhà văn Ban-dắc: Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ
Đề bài: Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của nhà văn Ban-dắc: Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ - Văn mẫu lớp 9.
Bài làm
Mỗi người trong chúng ta không ai là người hoàn hảo. Ai cũng có những điểm yếu của riêng mình. Nhưng làm sao để có thể khắc phục những điểm yếu đó để trở thành những con người hoàn hảo, mạnh mẽ hơn? Điều đó đã được Ban-dắc đề cập tới trong câu nói: “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ.”
Thật vậy! Nếu biết thừa nhận "cái yếu" của mình thì chắc hẳn "con người sẽ trở nên mạnh mẽ". "Cái yếu" chính là những khuyết điểm, những thiếu sót của con người. “Công nhận cái yếu" tức là mỗi người có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan toàn diện. Điều ấy giúp con người có nghị lực trưởng thành trở nên mạnh mẽ. Câu nói của Ban dắc là lời khuyên cho mỗi chúng ta cần phải mạnh mẽ nhận ra cái yếu của mình, chiến thắng chính bản thân mình có vậy chúng ta mới có nghị lực, trưởng thành và mạnh mẽ hơn.
Trong mỗi con người ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng. Ví như có bạn học giỏi các môn tự nhiên, nhưng lại kém về những môn xã hội. Có những bạn mặc dù giỏi trong giao tiếp nhưng lại kém về cá hoạt động ngoại khóa vận động. Tất cả cho thấy, con người không ai là hoàn hảo cả bởi cuộc sống không có gì là tuyệt đối. Nếu chúng ta biết nhìn nhận khuyết điểm thì khi ấy chúng ta đã dũng cảm và mạnh mẽ hơn. Bởi chúng ta đã nghiêm túc nhìn nhận một cách chân thực vào thực tế điểm yếu của chính mình để tìm cho mình một hướng đi, một cách sống và rèn luyện phù hợp với bản thân.
Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực trong những hoàn cảnh khác nhau. Ví như Trong học tập, khi một người học sinh dám nhìn thẳng vào lỗ hổng kiến thức của mình, dám dám khắc phục nó, bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, sự đam mê tràn đầy nhựa sống, thành công sẽ càng ngày càng gần. Trong công việc cũng như trong cuộc sống, nếu không thừa nhận cái yếu của mình thì làm sao đủ sức đi đến thành công? Cũng như, nếu Ohenry – nhà văn trứ danh của nước Mỹ không thừa nhận thất bại của mình thì liệu ông có trở thành chủ nhân của quyển sách bắt buộc phải học ở đại học hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Trên con đường đi tới thành công mỗi chúng ta sẽ phải đối diện với những khó khăn thử thách xuất phát từ chính bản thân minh. Nếu khi đó chúng ta biết nhìn nhận bản thân một cách đúng đắn, thừa nhận những thiết sót, những sai lầm của chính mình. Khi ấy, điều đó không là điều đáng buồn ngược lại đó là cơ hội để chúng ta hiểu mình hơn, cơ hội hoàn thiện chính mình. Để trở nên mạnh mẽ, chúng ta cần biết "công nhận cái yếu của mình". Hơn nữa, bên cạnh việc nhìn nhận và khắc phục cái yếu, chúng ta không thể quên phát huy những điểm mạnh, làm cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp và ý nghĩa.
Đây là một vấn đề đúng đắn sâu sắc có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức lối sống. Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực, biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan đúng đắn, biết học tập và vươn lên. Chúng ta sẽ thấy mình tự tin hơn, mạnh mẽ và cứng cáp hơn khi dám đối mặt với chính mình.
Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất. Bởi đối thủ lớn nhất của con người là chính mình. Khi đã dám “tự phơi bày hạn chế” của mình, trong học tập, làm việc và sống bằng thái độ thực sự cầu thị đồng thời biết cách khắc phục nó thì tin chắc thành công sẽ luôn đợi bạn cuối con đường.
Xem thêm bài viết khác
- Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
- Nghị luận xã hội về trò chơi điện tử
- Đề 3: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri.
- Suy nghĩ về câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
- Kể về một lần trót xem trộm nhật kí của bạn
- Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó
- Đề 3 Bài viết tập làm văn số 5 ngữ văn 9 tập 2 nghị luận xã hội trang 34 sgk
- Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
- Suy nghĩ về câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
- Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ tiểu đội xe không kính...
- Văn mẫu 9 bài viết số 2 đề 2: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được găp lại người thân đã xa cách lâu ngày