Nhận định "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa " nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hóa Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này

108 lượt xem

Câu 5: Trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2

Nhận định "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa " nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hóa Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này?

Bài làm:

  • Khi nhận xét: "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa", tác giả không hàm nghĩa khen hay chê, cũng không thiên về đánh giá tích cực hay tiêu cực. Tùy từng thời điểm lịch sử, đặc trưng đó có thể trở thành tích cực hay hạn chế trong thời điểm hiện nay, các đặc điểm đó vẫn có nhiều giá trị tích cực, mặc dù đó cũng là những nguyên nhân sinh ra như những hạn chế như tác giả đã phân tích...
  • Sau khi nêu những điểm "không đặc sắc" (hạn chế) của văn hóa Việt Nam (không đồng nghĩa với việc "chê") tác giả lại khẳng định: "người Việt Nam có nền văn hóa của mình" (không đồng nghĩa với việc "khen"). Cách lập luận của tác giả không hề mâu thuẫn. Bởi theo tác giả, việc đi tìm cái riêng của văn hóa Việt Nam không nhất thiết phải gắn liền với việc phải chứng minh nhân dân, dân tộc Việt Nam không thua kém các dân tộc khác ở điểm mà thế giới đã thừa nhận là rất nổi bật ở các dân tộc ấy. Nỗ lực chứng minh như vậy là một nỗ lực vô vọng. Tác giả đã chỉ ra những điểm "không đặc sắc" của văn hoá Việt Nam là tinh thần ấy. Việc làm của tác giả hàm chứa một gợi ý về phương pháp luận nghiên cứu vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Hơn nữa tác giả quan niệm văn hóa là sự tổng hoà của nhiều yếu tố, trong đó lối sống, quan niệm sống là yếu tố then chốt khi quan sát thấy người Việt Nam có lối sống riêng, quan niệm sống riêng, tác giả hoàn toàn có cơ sở để khẳng định: người Việt Nam có nền văn hóa riêng. Hóa ra, "không đặc sắc" ở một vài điểm thường hay được người ta nhắc tới không có nghĩa là không có gì
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội