Nội dung chính bài Vợ chồng A Phủ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Vợ chồng A Phủ . Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả
Tô Hoài (1920-2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông.
Tô Hoài bước vào con đường văn học theo một số thể loại thơ có tính chất lãng mạn và một số truyện vừa viết theo dạng võ hiệp, nhưng rồi ông nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực và được sự đón nhận của đọc giả từ những tác phẩm đầu tay, trong đó có Dế mèn phiêu lưu kí.
Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Lời văn gần gũi, hóm hỉnh, ngôn từ bình dị đời thường.
- Tác phẩm
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc, được tặng giải Nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam1954-1955, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ nguyên vẹn giá trị và sức hút đối với nhiều thế hệ đọc giả.
2. Phân tích văn bản
- Nhân vật Mị
a) Cách giới thiệu nhân vật
Mị gả vào nhà thống lí Pá Tra nhưng lúc nào cũng cúi mặt, buồn rười rượi. Trong ánh ngạc nhiên của những người ngoài. Nhà thống lí Pa Tra giàu lắm, con gái làm gì biết khổ, biết buồn. Bao hiệu một cuộc đời đầy oan trái của Mị.
b) Mị trước khi trở thành con dâu gạt nợ
Mị xuất hiện trong lời kể về thời qúa khứ của cô, Mị là cô gái người Mông trẻ trung, xinh đẹp và có tài giỏi: Cô thổi sáo hay trai đến đứng nhẵn cả chân đầu buồng Mị, uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Mị không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết trong cô còn mang sự yêu đời, vui tươi, ham sống, say sưa với mối tình đầu. Những ngày tháng tuỏi trẻ của cô trôi đi êm đềm đến trong tình thương của bố, trong âm thanh tuổi trẻ. Thế nhưng bất hạnh của Mị bắt đầu từ một thứ tội truyền kiếp của người nghèo, đó là không tiền sẽ trở thành nô lệ. Bố Mị vì vay tiền của Pá Tra - số nợ lãi đến khi mẹ cô chết mà bố vẫn không trả hết. Mị đã phải làm con dâu gạt nợ, một thứ “hàng hóa” trao đổi.
c) Mị từ khi trở thành con dâu gạt nợ
Đêm nào Mị cũng khóc và định tự tử. Đây là phản ứng tự nhiên của cô gái trẻ yêu đời bỗng nhiên bị tước đoạt hết tự do; đồng thời cũng là phản kháng quyết liệt của con người ham sống muốn kiếm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cuộc sống của Mị trong nhà thống lí Pá Tra nhưng phải vật vờ như một con người tồn tại trong một thể xác không có cảm xúc, tâm hồn.. Mị muốn chết cũng không được chết. Bởi cô chết món nợ đó vẫn còn, và đương nghiên cha cô là người phải chịu món nợ đó. Vì thương cha, Mị đành tiếp tục sống.
d) Sức sống trỗi dậy trong Mị vào đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài
Tưởng chừng như Mị đã quên hết những ý niệm về sự khát khao sống, đòi tự do mà chấp nhận sống một cuộc đời tối tăm như con vật, đồ vật. Thế nhưng ẩn sâu trong cái xác không hồn ấy vẫn luôn âm ỉ dòng chảy của một nữ tuổi còn xuân, khao khát đượ hưởng tự do. Sức sống ấy tồn tại trong cô gái trẻ, nó giống như lò than hồng cháy chỉ cần một cơn gió thổi lên là bùng thành ngọn lửa. Ngọn lửa ấy bùng cháy trong đêm tình mùa xuân. Mị muốn đi chơi và quyết định đi chơi. Mị sống lại với những ký ức tuổi xuân, Mị nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết bổi hổi.
e) Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ và hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài:
Sau cuộc nổi loạn trong đêm tình mùa xuân, cuộc sống của Mị càng bị trói buộc hơn. Những đêm mùa đông lạnh Mị chỉ còn biết thức làm bạn với ngọn lửa. Sống với ngọn lửa với tâm trạng buồn tủi, cô đơn cho số phận của mình. Những tưởng cô gái ấy lại tiếp tục cam chịu, tiếp tục chấp nhận cuộc sống mê muội nơi nhà Pá Tra. Thế nhưng vì lòng thương người, lòng khao khát được tự do Mị cứu A Phủ và vì sợ chết Mị chạy theo A Phủ và giải thoát cho mình.
- Nhân vật A Phủ
Cuộc sống của A Phủ trước khi thành kẻ ở gạt nợ:
A Phủ là đứa trẻ mồ côi, sống trong tình yêu thương, sự che chở của cả dân làng. Lớn lên là chàng trai khỏe mạnh, tốt bụnglà người tự do, có tài săn bắn, đặc biệt anh luôn đứng ra bảo vệ lẽ phải. Thể hiện một tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do được bộc lộ quyết liệt.
Nguyên nhân A Phủ trở thành người ở gạt nợ:
Do đánh con quan, bị xử thua trong một vụ xử kiện bất bình thường.
Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng với cảnh A Phủ bị đánh, bị trói, cho vay nhưng không đưa tiền, buộc phải làm người ở gạt nợ. Vừa tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đã nói lên tình cảnh khốn khổ của người dân. A Phủ phải chịu sự đày đọa về mặt thể xác: phải làm những công việc nặng nhọc và nguy hiểm, làm mất bò phải chịu trói đứng đến chết…
Tính cách của A Phủ:
Lúc nhỏ mạnh mẽ, gan bướng: khi bị bán xuống cánh đồng thấp lại trốn lên núi cao. Lớn lên là chàng trai khỏe mạnh chăm chỉ, tháo vát, biết làm mọi công việc. Là người biết bất bình trước cái xấu xa, bất công, kháo khát tự do đến cháy bỏng. Khi về nhà thống lí Pá Tra làm công gạt nợ A Phủ vẫn luôn làm việc chăm chỉ. A Phủ là một người trung thực bởi khi bò bị hổ bắt mất anh có thể bỏ trốn tuy nhiên A Phủ không hề bỏ trốn mà vẫn về nhà báo với thống lí và chịu trói.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tóm tắt nội dung văn bản
Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi vợ chồng A Phủ. Mị là một cô gái xinh đẹp. Cô bị bắt làm vợ A Sử - con trai thống lý Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp của gia đình. Lúc đầu, suốt mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không thể chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần quật khổ hơn trâu ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha Mị nhớ lại mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị trong buồng tối. A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi, khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì đánh lại A Sử để đòi lại công bằng nên bị bắt, bị đánh đập, phạt vạ rồi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí. Một lần, do để hổ vồ mất một con bò khi đi chăn bò ngoài bìa rừng nên A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà. Lúc đầu, nhìn cảnh tượng ấy, Mị thản nhiên nhưng rồi lòng thương người cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài và nên duyên vợ chồng.
2. Phân tích chi tiết văn bản
- Nhân vật Mị
a) Cách giới thiệu nhân vật
Mị gả vào nhà thống lí Pá Tra nhưng lúc nào cũng cúi mặt, buồn rười rượi. Trong ánh ngạc nhiên của những người ngoài. Nhà thống lí Pa Tra giàu lắm, con gái làm gì biết khổ, biết buồn.
=> Tác giả tạo ra tình huống đối lập để từ đó, hé mở cuộc đời nhiều bi kịch, đầy ngang trái của Mị.
b) Mị trước khi trở thành con dâu gạt nợ
Mị xuất hiện trong lời kể về thời qúa khứ của cô, Mị là cô gái người Mông trẻ trung, xinh đẹp và có tài giỏi: Cô thổi sáo hay trai đến đứng nhẵn cả chân đầu buồng Mị, uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Mị không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết trong cô còn mang sự yêu đời, vui tươi, ham sống, say sưa với mối tình đầu. Những ngày tháng tuỏi trẻ của cô trôi đi êm đềm đến trong tình thương của bố, trong âm thanh tuổi trẻ. Thế nhưng bất hạnh của Mị bắt đầu từ một thứ tội truyền kiếp của người nghèo, đó là không tiền sẽ trở thành nô lệ. Bố Mị vì vay tiền của Pá Tra - số nợ lãi đến khi mẹ cô chết mà bố vẫn không trả hết. Mị đã phải làm con dâu gạt nợ, một thứ “hàng hóa” trao đổi.
Mị là cô gái người Mông trẻ trung, xinh đẹp và có tài giỏi: Cô thổi sáo hay trai đến đứng nhẵn cả chân đầu buồng Mị, uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo…
Chăm chỉ, hiếu thảo với gia đình: biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương làm ngô giả nợ thay cho bố…
=> Ở Mị hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý của người dân miền núi hiền lành, lương thiện.
c) Mị từ khi trở thành con dâu gạt nợ
Đêm nào Mị cũng khóc và định tự tử. Đây là phản ứng tự nhiên của cô gái trẻ yêu đời bỗng nhiên bị tước đoạt hết tự do; đồng thời cũng là phản kháng quyết liệt của con người ham sống muốn kiếm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cuộc sống của Mị trong nhà thống lí Pá Tra nhưng phải vật vờ như một con người tồn tại trong một thể xác không có cảm xúc, tâm hồn.. Mị muốn chết cũng không được chết. Bởi cô chết món nợ đó vẫn còn, và đương nghiên cha cô là người phải chịu món nợ đó. Vì thương cha, Mị đành tiếp tục sống.
Mị bị đày đọa về mặt thể xác, tinh thần, cô trở thành công cụ lao động, lao động theo bản năng và quên hết ý niệm về thời gian và không: phải làm việc suốt ngày đêm, không bằng con trâu con ngựa, bị đánh đập dã man, lùi lũi như con rùa trong xó cửa,…
Trong đầu Mị, những suy nghĩ khát vọng, âm thanh sắc màu thời xưa cũ đã mờ đi thay vào đó là cái phải nhớ là định kiến xã hội quanh quẩn lặp đi lặp lại tẻ ngắt như một vòng tròn nặng nề không lối thoát.
d) Sức sống trỗi dậy trong Mị vào đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài
Tưởng chừng như Mị đã quên hết những ý niệm về sự khát khao sống, đòi tự do mà chấp nhận sống một cuộc đời tối tăm như con vật, đồ vật. Thế nhưng ẩn sâu trong cái xác không hồn ấy vẫn luôn âm ỉ dòng chảy của một nữ tuổi còn xuân, khao khát đượ hưởng tự do. Sức sống ấy tồn tại trong cô gái trẻ, nó giống như lò than hồng cháy chỉ cần một cơn gió thổi lên là bùng thành ngọn lửa. Ngọn lửa ấy bùng cháy trong đêm tình mùa xuân. Mị muốn đi chơi và quyết định đi chơi. Mị sống lại với những ký ức tuổi xuân, Mị nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết bổi hổi.
Những yếu tố ngoại cảnh có tác động đến Mị, khơi dậy sức sống trong tâm hồn Mị: cảnh Hồng Ngài đón Tết, tiếng sáo gọi bạn đi chơi,…
Tâm trạng của Mị khi xuân về cô nghe lời bài hát và nhẩm hát theo; lén uống rượu, nhớ lại quá khứ; muốn được đi chơi
Mị thấy phơi phới trở lại, Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Khi thức tỉnh, Mị ý thức được cuộc sống của mình, về thân phận của mình
Khi bị A Sử trói đứng Mị như không biết mình bị trói, tâm trạng vẫn phơi phới theo hơi men của rượu, vẫn nghe tiếng sáo; vùng bước đi
=> Sức sống âm ỉ đã trỗi dậy trong Mị, hối thúc, thúc dục Mị hành động
e) Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ và hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài:
Sau cuộc nổi loạn trong đêm tình mùa xuân, cuộc sống của Mị càng bị trói buộc hơn. Những đêm mùa đông lạnh Mị chỉ còn biết thức làm bạn với ngọn lửa. Sống với ngọn lửa với tâm trạng buồn tủi, cô đơn cho số phận của mình. Những tưởng cô gái ấy lại tiếp tục cam chịu, tiếp tục chấp nhận cuộc sống mê muội nơi nhà Pá Tra. Thế nhưng vì lòng thương người, lòng khao khát được tự do Mị cứu A Phủ và vì sợ chết Mị chạy theo A Phủ và giải thoát cho mình.
Lúc đầu, Mị thản nhiên ngồi sưởi lửa, mặc kệ A Phủ bị trói chờ chết.
Thế nhưng khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị đồng cảm với A Phủ và thương cho chính mình, nảy sinh ý định cởi trói cho A Phủ nhưng lại thấy sợ
Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ
Mị giục A Phủ chạy trốn và mình ở lại nhưng sau đó lại quyết định chạy trốn theo A Phủ
=> Hành động mang tính bột phát nhưng là hệ quả tất yếu của cô Mị với sức sống trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân, yêu đời, khát khao sống. Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, hành động của Mị đã đạp đổ thần quyền và cường quyền. Như vậy qua diễn biến tâm trạng và hành động của Mị. Ta thấy rõ, Mị là cô gái có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, cô gái có lòng thương người, biết được. giá trị của bản thân..
2. Nhân vật A Phủ
Cuộc sống của A Phủ trước khi bị bắt làm kẻ ở:
A Phủ là đứa trẻ mồ côi, sống trong tình yêu thương, sự che chở của cả dân làng. Lớn lên là chàng trai khỏe mạnh, tốt bụnglà người tự do, có tài săn bắn, đặc biệt anh luôn đứng ra bảo vệ lẽ phải. "Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lang vào giữa mặt. Nó vừa kịp bung tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”.
=> Thể hiện một tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do được bộc lộ quyết liệt.
Nguyên nhân A Phủ trở thành người ở gạt nợ: do đánh con quan, bị xử thua trong một vụ xử kiện bất bình thường.
Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng với cảnh A Phủ bị đánh, bị trói, cho vay nhưng không đưa tiền, buộc phải làm người ở gạt nợ. Vừa tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đã nói lên tình cảnh khốn khổ của người dân.
A Phủ phải chịu sự đày đọa về mặt thể xác: phải làm những công việc nặng nhọc và nguy hiểm, làm mất bò phải chịu trói đứng đến chết…
Tính cách của A Phủ:
Lúc nhỏ mạnh mẽ, gan bướng: khi bị bán xuống cánh đồng thấp lại trốn lên núi cao.
Lớn lên là chàng trai khỏe mạnh chăm chỉ, tháo vát, biết làm mọi công việc. Là người biết bất bình trước cái xấu xa, bất công, kháo khát tự do đến cháy bỏng.
Khi về nhà thống lí Pá Tra làm công gạt nợ A Phủ vẫn luôn làm việc chăm chỉ. A Phủ là một người trung thực bởi khi bò bị hổ bắt mất anh có thể bỏ trốn tuy nhiên A Phủ không hề bỏ trốn mà vẫn về nhà báo với thống lí và chịu trói.
=> Một chàng trai có tính cách mạnh mẽ, chiến đấu vì lẽ phải thể hiện vẻ đẹp của người dân vùng cao.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Những đứa con trong gia đình
- Soạn văn 12 bài Tổng kết tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trang 178 sgk
- Soạn văn bài: Ông già và biển cả
- Nội dung chính bài Viết bài làm văn số 5 nghị luận văn học
- An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào (khó khăn trong đời thường, chiêm bao ám ảnh và nỗi đau khôn nguôi)
- Soạn văn bài: Số phận con người
- Anh (chị) hiểu thế nào là truyền thống tôn sư trọng đao? Trình bày những suy nghĩ của anh chị về vấn đề này trong nhà trường và trong xã hộ hiện nay?
- Nội dung chính Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình ngữ văn 12 kì 2
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt Soạn Văn 12
- Bài văn: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị khi cởi trói cho A Phủ
- Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
- Phát biểu tự do