Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích sau
Câu 1: Trang 21 sgk ngữ văn 12 tập 2
Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích sau:
Anh Mịch nhăn nhó, nói:
-Lạy ông, ông làm phúc cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết.
Ông lí cau mặt lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:
-Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
-Cắn cỏ, con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét co, cả nhà con khổ.
-Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy không được à?
- Đối với ông nghị con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không vợ con con chết đói.
- Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân để quan gắt, tao trình thì rũ tù.
-Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.
-Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao. Hôm ấy mà mày không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
Bài làm:
Hai nhân vật giao tiếp trong đoạn trích là anh Mịch -người nông dân nghèo khổ và lí trưởng -người có chức sắc quyền thế trong làng. Vì vị thế xã hội khác nhau,và vị thế xã hội nầy chi phối các nhân vật trong mọi cử chỉ và hành động.
- Vị thế xã hội: anh Mịch - kẻ dưới người bị bắt đi xem đá bóng
lí trưởng- kẻ bề trên người thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng
- Chính vị thế đó chi phối hai nhân vật trong cử chỉ, lời nói và hành động: Anh Mịch thì giọng nài nỉ, van xin, nhún nhường (con lạy ông, van ông, cắn cỏ con lạy ông,..); trong khi đó ông lí thì hách dịch, quát (xưng hô mày tao, câu lệnh,..)
Xem thêm bài viết khác
- So sánh hình anh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh chị suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như là một biểu tượng
- Nội dung chính bài Viết bài làm văn số 5 nghị luận văn học
- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm
- Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ. Truyền thống nào đã gắn bó những người con trong gia đình với nhau?
- Cảm nghĩ của anh chị sau khi đọc đoạn kết
- Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn và cho biết mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào? Soạn văn bài Vợ nhặt - Ngữ văn 12
- Nêu và phân tích cảm nhận của anh (chị ) về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm
- Dàn ý chi tiết bài làm văn số 6 ngữ văn 12: Nghị luận văn học
- Sưu tầm những lời phát biểu tự do mà anh chị đánh giá là đặc sắc để cho mình học tập
- Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của M. Sô-lô-khốp
- Phát biểu tự do
- Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: Người đàn bà vùng biển; lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác; người nghệ sĩ nhiếp ảnh Soạn Văn 12