Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp trên.

  • 1 Đánh giá

Luyện tập

Câu 1: trang 180 sgk Ngữ Văn 12 tập hai

Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp trên. Những đặc điểm của giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết nào trong đoạn trích (chú ý lời kể chuyện của tác giả và lời của các nhân vật)?

Bài làm:

  • Sự luân phiên lượt lời giữa lão Hạc và ông giáo trong đoạn trích

Lão Hạc

Ông giáo

Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Cụ bán rồi?

Bán rồi! Họ vừa bắt xong

Thế nó cho bắt à?

Khốn nan...Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng....

Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt!...

Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó...

Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

...

  • Những đặc điểm của giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện trong đoạn trích:
    • Lượt lời: Lão Hạc và ông giáo luân phiên lượt lời để đối thoại với nhau, trong đó, lão Hạc bắt đầu nói trước, rồi tới ông giáo, cuộc hội thoại được tiếp diễn với sự luân phiên như thế. Thê nhưng, trong bảng thống kê phía trên, ta có thể thấy, ông giáo chỉ có 4 lượt lời, trong khi lão Hạc có tới 5 lượt lời.
    • Từ ngữ: Các từ ngữ được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt, gần gũi với cuộc sống đời thường. Đặc biệt tác giả còn sử dụng những hư từ, khẩu ngữ, cách nói chêm xen độc đáo của lối nói khẩu ngữ như đi đời rồi, cu cậu, khốn nạn, hóa kiếp,...
    • Giọng điệu của nhân vật cũng rất đa dạng, biến đổi để phù hợp với cảm xúc và tâm trạng của nhân vật: lúc đầu là lời thông báo của lão Hạc, tiếp đến là sự ngạc nhiên của ông giáo, rồi giọng khổ đau, dằn vặt, than thở của lão Hạc cuối cùng là lời an ủi, động viên , khuyên nhủ của ông giáo
    • Bên cạnh những lượt lời, từ ngữ, giọng điệu, các nhân vật còn sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong cuộc trò chuyện bằng các hành động, cử chỉ, khuôn mặt (qua những dòng miêu tả của tác giả): cười như mếu, đôi mắt lão ầng ậc nước, mẳ lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
    • Ngoài ra, nhân vật còn sử dụng những câu tỉnh lược, những câu cảm thán bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp như Khốn nạn,...ông giáo ơi! ...nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
  • 19 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 12 tập 2 đầy đủ, cẩm nang soạn bài từ A đến Z