Nhận định "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa " nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hóa Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này
Câu 5: Trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2
Nhận định "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa " nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hóa Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này?
Bài làm:
- Khi nhận xét: "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa", tác giả không hàm nghĩa khen hay chê, cũng không thiên về đánh giá tích cực hay tiêu cực. Tùy từng thời điểm lịch sử, đặc trưng đó có thể trở thành tích cực hay hạn chế trong thời điểm hiện nay, các đặc điểm đó vẫn có nhiều giá trị tích cực, mặc dù đó cũng là những nguyên nhân sinh ra như những hạn chế như tác giả đã phân tích...
- Sau khi nêu những điểm "không đặc sắc" (hạn chế) của văn hóa Việt Nam (không đồng nghĩa với việc "chê") tác giả lại khẳng định: "người Việt Nam có nền văn hóa của mình" (không đồng nghĩa với việc "khen"). Cách lập luận của tác giả không hề mâu thuẫn. Bởi theo tác giả, việc đi tìm cái riêng của văn hóa Việt Nam không nhất thiết phải gắn liền với việc phải chứng minh nhân dân, dân tộc Việt Nam không thua kém các dân tộc khác ở điểm mà thế giới đã thừa nhận là rất nổi bật ở các dân tộc ấy. Nỗ lực chứng minh như vậy là một nỗ lực vô vọng. Tác giả đã chỉ ra những điểm "không đặc sắc" của văn hoá Việt Nam là tinh thần ấy. Việc làm của tác giả hàm chứa một gợi ý về phương pháp luận nghiên cứu vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc.
- Hơn nữa tác giả quan niệm văn hóa là sự tổng hoà của nhiều yếu tố, trong đó lối sống, quan niệm sống là yếu tố then chốt khi quan sát thấy người Việt Nam có lối sống riêng, quan niệm sống riêng, tác giả hoàn toàn có cơ sở để khẳng định: người Việt Nam có nền văn hóa riêng. Hóa ra, "không đặc sắc" ở một vài điểm thường hay được người ta nhắc tới không có nghĩa là không có gì
Xem thêm bài viết khác
- Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 12 kì 2
- Nội dung chính bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
- Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn và cho biết mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào? Soạn văn bài Vợ nhặt - Ngữ văn 12
- Soạn bài Những đứa con trong gia đình Soạn Những đứa con trong gia đình
- Hãy phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết"
- Nội dung chính bài Văn bản tổng kết
- Phân tích và cảm nhận về nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành).
- Soạn Văn Hồn Trương Ba da hàng thịt Soạn Văn 12
- Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ. Hê-minh-uê?
- Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu
- Nhận định "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa " nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hóa Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này
- Nội dung chính bài Viết bài làm văn số 6 Ngữ văn