Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng
Câu 2: trang 197 sgk Ngữ Văn 12 tập hai
Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.
Bài làm:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Trung Thành và Rừng xà nu
- Nguyễn Trung Thành có hiểu biết sấu sắc về Tây Nguyễn và có tình cảm đặc biệt với mảnh đất và con người ở đây.
- Rừng xà nu ra đời năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go và ác liệt, in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc , là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông
- Nguyễn Thi và Những đứa con trong gia đình
- Nguyễn Thi sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam và là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Những đứa con trong gia đình ra đời năm 1966, là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi
=> Cả hai tác phẩm đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Song ở mỗi tác phẩm, người đọc lại thấy những khám phá và sáng tạo riêng của người nghệ sĩ.
Thân bài
a) Giống nhau
- Cùng ra đời vào nửa cuối những năm 60 của thế kỉ XX, khi cuộc chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra gay go và ác liệt nhất
- Cả hai tác phẩm đều viết về chủ đề chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn thế hiện qua truyền thống từ gia đình, bản làng và sự tiếp nối của các thế hệ đi kháng chiến cũng như những phẩm chất của con người ở hai mảnh đất này.
- Chủ đề của tác phẩm: Viết về những người anh hùng cách mạng thời kì chống Mĩ khốc liệt
- Nhân vật: Những người anh hùng mang số phận và phẩm chất của cả cộng đồng, đại diện cho dân tộc (Tnú, Chiến và Việt)
- Con người: Được khai thác ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân (Cả Tnú, Chiến và Việt đều đi chiến đấu để trả thù cho gia đình, bảo vệ đất nước, bình yên cho buôn làng)
b) Khác nhau
- Rừng xà nu
- Hình tượng rừng xà nu được xây dựng xuyên suốt tác phẩm vừa là hình ảnh biểu trưng cho số phận đau thương, những hi sinh, mất mát của nhân dân miền Nam vừa biểu trưng cho những phẩm chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của loài cây đặc trưng của bản làng, của Tây Nguyên.
- Các thế hệ xà nu cứ nối tiếp nhau lớn lên mà ra chiến trường, càng những thế hệ về sau càng là những thế hệ trưởng thành, vững chãi. Các thế hệ đau thương là thế hệ của cụ Mết, của bà Nhan, anh Xút, của cả Tnú và Mai. Các thế hệ trưởng thành và chủ động trong cuộc chiến là Dít và bé Heng. Những thế hệ ấy chính là lớp lớp những thế hệ con người Việt Nam nối tiếp nhau chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Tnú là người anh hùng của bản làng Xô Man, bước ra từ những trang sử thi, qua lối kể khan đặc trưng của Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã tạo ra hình tượng của một người anh hùng với số phận của bản làng và phẩm chất của cộng đồng. Tnú mồ côi từ nhỏ, đi làm cách mạng từ nhỏ nhưng không thể bảo vệ gia đình của mình là Mai và đứa con trước đòn roi tra tán của kẻ thù. Bản thân Tnú cũng bị chúng đốt 10 đầu ngón tay. Nhưng Tnú đã hồi sinh, tham gia cách mạng tiếp tục chiến đấu để trả thù. Tnú có những phẩm chất tốt đẹp: là người anh hùng từ trong trứng nước; gan dạ, kiên cường; tình nghĩa, bản lĩnh, vượt qua nỗi đau về tinh thần và thể xác để tiếp tục đi làm cách mạng.
=> Xây dựng kết cấu truyện lồng truyện: chuyện của một đời người được kể trong một đêm, lối kể khan đặc trưng của người Tây Nguyên đã tạo ra một không khí sử thi mang đậm màu sắc của núi rừng. Cũng từ trong không khí ấy, Tnú bước ra như một người anh hùng trong sử thi. Chính vì thế, giữa Tnú và người được nghe kể chuyện có một khoảng cách - khoảng cách sử thi.
- Những đứa con trong gia đình
- Dòng sông truyền thống trong câu chuyện sự nối tiếp của các thế hệ trong một gia đình nông dân miền Nam chịu nhiều đau thương mất mát trong cuộc đọ sức với kẻ thù. Các thế hệ đau thương là ông bà của Chiến và Việt, cha mẹ Việt, thím Năm và chú Năm. Các thể hệ trưởng thành và chủ chủ động trong cuộc chiến là Chiến và Việt. Hình ảnh dòng sông truyền thống đau thương của gia đình chính là hình ảnh dòng sông của cả dân tộc với những thế hệ lớp cha đi trước, lớp con nối bước theo sau.
- Chiến và Việt cũng là những người anh hùng và đại diện cho số phận cũng như phẩm chất của cộng đồng. Cả hai chị em đều phải chịu một số phận đau thương khi chứng kiến cái chết lần lượt của những người thân yêu trong gia đình. Thế nhưng, ở họ vẫn luôn tồn tại những phẩm chất tốt đẹp: anh hùng từ trong trứng nước, kiên cường gan dạ nhưng cũng rất hồn nhiên, ngây thơ. Đặc biệt, đây là lớp thế hệ chủ động trong cuộc chiến và sẽ trưởng thành, vươn xa hơn so với những thế hệ trước.
=> Câu chuyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại chiến trường, biến câu chuyện trở thành một cuốn hồi kí, chân thực, sống động. Tác phẩm cũng mang đậm màu sắc nam bộ trong ngôn ngữ, hành động, những điệu hò...Nhân vật được xây dựng không phải là người anh hùng sử thi bước ra từ trong trang sách mà là những người anh hùng đời thường, gần gũi, vẫn rất ngây thơ, lộc ngộc và hồn nhiên.
Kết bài: Khẳng định lại chủ nghĩa anh hùng trong cả hai tác phẩm và những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của chúng
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 12 bài Ôn tập phần Văn học trang 196
- Nội dung chính bài Diễn đạt trong văn nghị luận
- Nội dung chính bài Ông già và biển cả
- Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
- Thế nào là cảm và hiểu trong tiếp nhận văn học?
- Nội dung chính bài Viết bài làm văn số 6 Ngữ văn
- Nội dung chính bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
- Theo anh (chị) hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăn khít với nhau như thế nào
- Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có nét gì độc đáo
- Nội dung chính bài Vợ chồng A Phủ
- Nêu và phân tích cảm nhận của anh (chị ) về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm