Những biểu hiện nào của thiên nhiên khiến tác giả có cảm giác “Hình như thu đã về”?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Sang thu
2. Đọc hiểu văn bản
a) Những biểu hiện nào của thiên nhiên khiến tác giả có cảm giác “Hình như thu đã về”? Dựa vào những biểu hiện đó, em hãy tả lại bức tranh thiên nhiên với những biến đổi của đất trời lúc chuyển mùa từ hạ sang thu.
Bài làm:
Những biểu hiện của thiên nhiên khiến tác giả có cảm giác “Hình như thu đã về”: Hương ổi chín, ngọn gió se, sương “chùng chình”.
Bức tranh thiên nhiên với những biến đổi của đất trời lúc chuyển mùa từ hạ sang thu được tác giả Hữu Thỉnh miêu tả đầy tinh tế. Nhà thơ đã cảm nhận được mùa thu về bằng những tín hiệu đầu tiên thật giản dị:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Nhà thơ nhận ra mùa thu sang từ “hương ổi” – mùi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. “Hương ổi” là một hỉnh ảnh, một tứ thơ khá mới mẻ với thơ ca viết về mùa thu nhưng lại vô cùng quen thuộc và gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc mỗi độ thu về. Ngọn gió ở đây cũng không phải những cơn gió nồm nam mang nhiều hơi nước của mùa hạ mà là “gió se” – Dấu hiệu đặc trưng của mùa thu. Tín hiệu thứ ba báo thu về là “sương chùng chình qua ngõ”. Những giọt sương như muốn chậm lại, giăng mắc trên các lối đi, trên đường làng ngõ xóm. Khứu giác đã cảm nhận “hương ổi”, xúc giác đã nhận ra “gió se” và thị giác thì nhìn thấy “sương chùng chình”. Ấy vậy mà nhà thơ vẫn còn dè dặt “Hình như thu đã về?” Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng chính là cảm xúc của thời điểm chuyển giao.
Sau giây phút ngỡ ngàng nhận ra thu về, nhà thơ cảm nhận rõ hơn những sự biến đổi của đất trời lúc thu sang. Thiên nhiên mùa thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình” với một không gian dài, rộng và cao vời vợi. Dòng sông không còn cuồn cuộn chảy như những ngày mùa hạ mà trở nên êm đềm, nhẹ nhàng, trôi lững lờ. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn mang đầy tâm trạng ngẫm ngợi, suy tư của con người. Tương phản với hình ảnh dòng sông là hình ảnh đàn chim “bắt đầu vội vã”. Không gian trở nên xôn xao, không có âm thanh nhưng câu thơ lại gợi được cái động. Nhà thơ đã gợi ra tốc độ trái chiều của thiên nhiên, của sự vật để tạo ra một bức tranh mùa thu đang về - có những nét dịu êm, nhẹ nhàng, lại có những nét hối hả, vội vã.
Xem thêm bài viết khác
- Cho câu mở đoạn: Qua việc nhân vật Rô – bin – xơn tự họa chân dung của mình, nhà văn muốn gửi tới bạn đọc thông điệp: “Con người không thể để thiên nhiên chinh phục mà phải chinh phục thiên nhiên.”...
- Tìm hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
- Sưu tầm một số truyện cười có nội dung liên quan đến các sử dụng từ ngữ địa phương.
- Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu thương con người trong xã hội hiện nay.
- Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
- Phát biểu điều mà em thấm thía nhất sau khi học bài Bàn về đọc sách.
- Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ: Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
- Soạn văn 9 VNEN bài 28: Những ngôi sao xa xôi
- Phân tích bức chân dung tự họa của Rô – bin – xơn (Gợi ý: phân tích trang phục, trang bị, diện mạo của Rô – bin – xơn).
- Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được những điều cần lưu ý khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Khởi ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu? Trước khởi ngữ thường có thêm những quan hệ từ nào?
- Hãy viết đoạn văn khoảng 10 – 12 câu trình bày cảm nhận của em về hình tượng con cừu và hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten, trong đó có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết.