Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ? Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là gì? Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?
2.Khám phá
- Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ?
- Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là gì? Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?
- Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ bài học trên?
- Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:
Hành vi nào thể hiện sự tiết kiệm và hành vi nào thể hiện sự lãng phí?
- Hậu quả của những hành vi lãng phí?
- Em hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về ý nghĩa câu ca dao sau:
Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng
(Ca dao)
Bài làm:
• Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ:
- Bữa ăn quy định không quá 3 món.
- Ăn món gì phải hết đấy.
- Có quả chuối hơi nẫu, nhiều người không ăn,bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn.
- Đi công tác Bác thường bảo các đồng chỉ chuẩn bị cơm nắm.
- 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, 1 tháng nhịn ăn 3 bữa để cho người nghèo.
- Nếu miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng 1 tờ to
• Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là: sử dụng 1 cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của người khác. Chúng ta phải tiết kiệm vì tiết kiệm không chỉ giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện giúp đỡ ngời khác , chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
• Em rút ra được bài học cho bản thân từ bài học: chúng ta phải biết tiệt kiệm từ mọi việc làm nhỏ nhặt nhất có thể.
• Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:
• Hành vi 1, 2 thể hiện sự tiết kiệm và hành vi 3, 4 thể hiện sự lãng phí
• Hậu quả của những hành vi lãng phí: tốn kém tiền bạc của gia đình, tài nguyên của xã hội và lãng phí với thời gian của chúng ta.
• Ý nghĩa câu ca dao sau: dùng ngôn từ hóm hỉnh để khuyên răn mọi người. Khoai, ngô không giá trị bằng lúa gạo nhưng rất quan trọng, để ăn độn, nhất là trong kì giáp hạt tháng ba ngày tám. Dù có được mùa cũng không nên “phụ ngô khoai, coi thường”, rẻ rúng ngô khoai
“Khi thất bát” là khi mất mùa, nhà nông thu hoạch kém. “Lấy ai bạn cùng” nghĩa là lấy gì để san sẻ, để chia ngọt sẻ bùi cùng mình qua cơn đói kém, thiếu thốn. Câu tục ngữ với cách nói nhẹ nhàng mà thấm thìa về một lời khuyên nhà nông, cũng như mọi người phải biết quý trọng ngô khoai, không được coi thường hoặc hoang phí ngô khoai, lương thực.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải GDCD 6 bài 2: Yêu thương con người
- [Chân trời sáng tạo] Giải GDCD 6 bài 6: Tự nhận thức bản thân
- Từ 5 điều Bác Hồ dạy em hãy thuyết trình ngắn về bổn phận trẻ em mà em đã thực hiện được? Em hãy tìm hiểu các chức chăm sóc và giúp đỡ trẻ em?
- Khi bị nhà vua bắt các nhà thơ và nghệ nhân hát rong đã hành động như thế nào? Vì sao? Việc chấp nhận cái kết của nhà thơ cuối cùng cho thấy ông là người như thế nào?
- Hoạt động của làng Hòa Bình đã thực hiện quyền nào của trẻ em? Hoạt động trên có ý nghĩa gì?
- Em hãy làm sản phẩm trang trí có ý nghĩa thể hiện quyền trẻ em theo gợi ý dưới đây; Viết thư tư vấn cho bạn:
- Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ? Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là gì? Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?
- Gia đình đã đảm bảo những quyền nào của Huy? Huy đã thực hiện tốt bổn phận của mình như thế nào? Xung quanh em có trường hợp gia đình nào chưa đảm bảo quyền trẻ em không? Hãy chia sẻ cùng bạn và thầy cô?
- [Chân trời sáng tạo] Giải GDCD 6 bài 3: Siêng năng, kiên trì
- Theo em Thanh Ngân có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuối này không? Vì sao? Nếu là Thanh Ngân em sẽ ứng xử như thế nào?
- Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống gì? Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình? Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?
- Căn cứ nào để xác định một người nào là công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam? Căn cứ nào để xác định một người có quốc tịch Việt Nam?