Nội dung chính bài: Câu cầu khiến
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Câu cầu khiến". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu câu khiến ; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên báo,...
- Khi viết, câu câu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhãn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
B. Nội dung chính cụ thể
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
Câu cầu khiến trong tiếng việt còn được gọi là câu mệnh lệnh, là loại câu có những từ câu khiến như hãy, đừng, chớ,… ở phía trước động từ, những từ đi, thôi, nào,… ở phía sau động từ. Câu cầu khiến được sử dụng với ngữ điệu để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hay khuyên bảo người nghe nên làm hoặc không làm điều gì.Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Đặc điểm:
- Câu cầu khiến có thể mang ngữ điệu cầu khiến, và ngữ điệu ấy thường tới từ việc sử dụng động từ – cụm động từ với sắc thái nhấn mạnh vấn đề. Câu cầu khiến cũng thường sử dụng những từ ngữ mang tính chất ra lệnh hay yêu cầu. Từ cầu khiến có thể xen đứng trước động từ hoặc sau động từ trung tâm.
Chức năng:
- Câu cầu khiến được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, bởi đây là loại câu có thể dùng làm ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích cầu khiến mà người dùng có thể lựa chọn từ ngữ để tại vị câu cho phù hợp.
Ví dụ 1: Một số câu cầu khiến như:
– Ăn nhanh lên nào!
– Hãy đứng lên đi!
Ví dụ 2:
– Hãy ăn cơm nhanh đi! → đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh.
– Tất cả chúng ta cùng đi tiếp nào. → đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh nhưng ý cầu khiến không cần nhấn mạnh vấn đề nên có thể kết thúc bằng dấu chấm.
– Đừng chơi game nữa! → đây là câu cầu khiến có mục đích khuyên bảo.
Xem thêm bài viết khác
- Macxim Gorki nói: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống". Suy nghĩ của em về câu nói đó
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhớ rừng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nước Đại Việt ta
- Nội dung chính bài: Câu nghi vấn
- Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy?
- Nội dung chính bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
- Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “Học đi đôi với hành”
- Nêu cảm nhận về tâm trạng người tù cách mạng qua 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú
- Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt nam”. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh
- Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán nói về quê hương
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đi đường
- Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ