Nội dung chính bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu qua thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).
- Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
Yếu tố biểu cảm giúp cho bài văn đạt hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc.
Trong một bài văn nghị luận, yếu tố biểu cảm được biểu hiện dưới các dạng sau:
- Tính khẳng định hay phủ định.
- Biểu lộ các cảm xúc (yêu, ghét, căm giận, quý mến, khen chê, lo âu, tin tưởng...).
- Giọng văn (mạnh mẽ, đanh thép hay thiết tha truyền cảm).
Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm, người làm văn phải thực sự có cảm xúc, có những rung động về chính những vấn đề mình trình bày. Đồng thời phải biết diễn tả những cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Những tình cảm, cảm xúc đó lại phải chân thực, xuất phát từ những rung cảm thực sự của người viết.
Khi viết một bài văn nghị luận, ngoài việc việc xây dựng luận điểm và lập luận cho bài văn, người viết còn phải thuyết phục người đọc tin vào những luận điểm và lập luận đó. Bởi vậy, trước hết người đọc phải có tình cảm chân thành, xuất phát từ những rung động mãnh liệt đối với vấn đề mà mình đề cập.
Mặc dù yếu tố biểu cảm có ý nghĩa lớn lao như vậy nhưng không nên quá lạm dụng những yếu tố đó. Việc đưa quá nhiều từ ngữ biểu cảm vào bài văn sẽ khiến nội dung chính bị mờ nhạt, bạn đọc khó có thể nắm được hệ thống luận điểm, lập luận mà người viết trình bày. Văn nghị luận không phải là văn biểu cảm, các yếu tố biểu cảm chỉ mang tính phụ trợ. Muốn có giá trị biểu cảm thì yếu tố biểu cảm cần phải dùng đúng lúc, đúng chỗ.
Xem thêm bài viết khác
- Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ
- Soạn Văn 8 bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) trang 122 sgk Soạn Văn 8
- Từ bài thơ ông đồ, hãy viết bài văn miêu tả ông đồ trong cảnh ngày xuân cho chữ
- Hãy chọn một trong các tình huống cụ thể vừa nêu và viết văn bản thông báo.
- Nội dung chính bài: Câu nghi vấn
- Nội dung chính bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)
- Soạn Văn Ngắm trăng (Vọng nguyệt) Soạn Ngắm trăng - Văn 8
- Nội dung chính bài Ông Guốc Đanh mặc lễ phục
- Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội". Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình
- Đoạn những đoạn trích và trả lời câu hỏi
- Soạn văn 8 bài: Chương trình địa phương( phần tiếng việt) trang 145
- Các câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì