Nội dung chính bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
199 lượt xem
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) Tục gọi là Đồ Chiểu, Quê cha Thừa Thiên Huế, sinh ra và lớn lên ở quê mẹ - Gia Định. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại nhiều áng văn chương có giá trị, nhằm truyền bá đạo lí làm người như Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…
- Tác phẩm: là truyện thơ Nôm, gồm 2082 câu thơ lục bát, ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ 19 (1850).Thể hiện rõ lí tưởng đạo đức của NĐC muốn được gửi gắm qua tác phẩm
2. Phân tích tác phẩm
a. Nhân vật Lục Vân Tiên
- Là chàng trai tài, giỏi, cứu cô gái thoát khỏi tình huống nguy hiểm
- Chàng trai ấy vừa rời trường học, muốn thi thố lập công danh nhưng gặp phải bọn cướp hãm hại dân lành liền hành hiệp trượng nghĩa
- Một mình tay không đánh cướp, bẻ cây làm vũ khí, không chần chừ ra tay nghĩa hiệp
- Là người chính trực, tôn trọng người khác, không màng danh lợi
- Lục Vân Tiên bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng giúp đời và tấm lòng vị nghĩa =>một người “vị nghĩa vong thân”
- Đối xử với Kiều Nguyệt Nga rất chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, rất nhân hậu và có văn hóa
=> Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa Lục Vân tiên mang cốt cách nghĩa sĩ thời loạn với cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử cao đẹp, đó là cách cư xử của một tinh thần hiệp nghĩa của các bậc hảo hán
b. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
- Là cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức, có giáo dục
- Xưng hô khiêm nhường: “ quân tử, tiện thiếp => nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước
- Cách cư xử: cảm kích, áy náy, băn khoăn, tìm cách trả ơn=> sống ân nghĩa, trọng tình cảm, một lòng tri ân người đã cứu mình.
=>Tác giả thông qua Kiều Nguyệt Nga để ca ngợi vẻ đẹp chính chuyên của người phụ nữ Việt Nam.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Nhân vật Lục Vân Tiên
- Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng, hội tụ đầy đủ những chuẩn mực của một người anh hùng nghĩa hiệp, tuổi trẻ, tài cao, lòng đầy khát khao được đem công danh, tài năng cứu người, giúp đời. Chàng là người có lòng hiệp nghĩa, dũng cảm, biết giúp đỡ người gặp khó khăn hơn mình (thấy cảnh éo le trong lúc về quê nên đã ra tay tương trợ)
- Chàng là người nghĩa hiệp, dũng cảm. Hành động dứt khoát “… ghé lại bên đàng, bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”, bất chấp lời khuyên can của người dân chạy cướp: “E khi họa hổ bất thành, Khi không mình lại xô mình xuống hang”, đó cũng là một hành vi vì nghĩa. Thái độ và hành động của Lục Vân Tiên là đường hoàng, dứt khoát: thấy việc nghĩa là làm (thấy bọn cướp là phải ra tay tiêu diệt ngay).
- Lục Vân Tiên không nhận sự đền ơn của Kiều Nguyệt Nga. Chàng không nhận bất cứ một hình thức đền ơn nào của người được mình cứu: từ việc ghé đến nhà, nhận tiền của, bạc vàng cho đến một cái trâm “cầm làm tin”. Bởi có lẽ với chàng, hành động ra tay trượng nghĩa ấy là hành động hiển nhiên, chàng tự nguyện ra tay giúp đỡ chứ không hề mong muốn được đền đáp hay chỉ vì sự đền đáp mà ra tay nghĩa hiệp
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
- Những phẩm chất tốt đẹp của Kiều Nguyệt Nga được thể hiện qua lời giãi bày với Lục Vân Tiên:
- Nàng là một cô gái thùy mị nết na, có học thức: cách xưng hô của nàng rất khiên nhường: “quân tử” “tiện thiếp”. Nàng sống mực thước khuôn phép: “làm con đâu dám cãi cha”
- Nàng còn là một người cư xử có trước có sau: nàng coi trọng ơn nghĩa của Lục Vân Tiên với mình và muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng có thể: “gẫm câu báo đức thù công- lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”
- Kiều Nguyệt Nga rất cảm kích trước ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên Bởi vì, không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng (đối với người con gái, điều đó còn quý hơn cả tính mạng). Hành động nghĩa hiệp không màng báo đáp của Lục Vân Tiên đã làm nhen nhóm ngọn lửa tình yêu, lòng cảm mến trong lòng người thiếu nữ
=> Kiều Nguyệt Nga hiện lên là một nhân vật có lòng tự tôn và đức hạnh mang vẻ đẹo chính chuyên của người phụ nữ Việt Nam.
3. Tổng kết
- Nội dung: khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na ân tình. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu
- Nghệ thuật:
- Có tính chất kể nhiều hơn để đọc, để xem, hành động nhiều hơn miêu tả nội tâm - tính cách của nhân vật cũng thường bộc lộ qua việc làm, lời nói, cử chỉ.
- Kết cấu ước lệ gần như thành khuôn mẫu: người tốt thường gặp gian truân, trắc trở kẻ xấu hãm hại nhưng họ vẫn được cưu mang => Cuối cùng nạn khỏi tai qua, kẻ xấu bị trừng trị => khát vọng của nhân dân ở hiền gặp lành, thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
- Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, đậm màu sắc Nam Bộ
- Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, ít trau chuốt, uyển chuyển
- Ý nghĩa: Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là truyện dạy đạo lí làm người:
- Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong XH: tình cha mẹ, con cái, vợ chồng, tình yêu.
- Đề cao tinh thành nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thúc có hậu)
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Cố hương
- Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy?
- Tìm bố cục của truyện (Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”)
- Tìm chủ đề của đoạn trích
- Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
- Soạn văn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Nội dung chính bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Phân tích nghệ thuật nghị luận của nhà văn Mác-két trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.
- Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?
- Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?
- Tóm tắt truyện Kiều