Nội dung chính bài Ông già và biển cả

14 lượt xem

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Ông già và biển cả. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.

Bài làm:

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả

Hê minh uê (1899- 1961), là một người trí thức được sinh ra tại Hoa Kì. Ông trước khi bước chân ra khỏi trường đại học ông đã làm nghề phóng viên.Ông là một người rất tài năng, số lượng đề tài về văn thơ của ông rất lớn: truyện thuyết, tiểu thuyết, hồi kí …Ông là một nhà văn mĩ vĩ đại nhất ở thế kỉ XX, và nhiều giải thưởng cao quý khác như giải Noben ở Mĩ…

Truyện ngắn của Hê-minh-uê được đánh giá "viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người".

  • Tác phẩm

Được xuất bản đầu tiên trên tạp chí Đời sống. Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben. Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản. Đoạn trích nằm ở cuối truyện.

2. Phân tích văn bản

  • Hình tượng con cá kiếm

Hình tượng con cá kiếm được nhà văn tập trung miêu tả như một nhân vật đặc biệt. Con cá kiếm mang đến những ấn tượng qua những vòng lượn mạnh mẽ cùng những cố gắng để thoát khỏi sự vây bắt của một người lành nghề. Con cá kiếm cũng có dáng vẻ vô cùng đẹp đẽ, đặc biệt “cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẳm cùng thân hình đồ sộ và những sóc tía trên mình. Con cá kiếm hiện lên như một đối thủ đáng gờm của ông lão, những vòng bơi điêu luyện của nó đến mức khiến ông lão bị hoa mắt, chóng mặt.

  • Hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô

Nhân vật trung tâm của các phẩm là hình tượng ông lão Santiago, người đã cố gắng chiến đấu trong ba ngày đêm vật lộn với một con cá kiếm khổng lồ trên biển vùng Giếng Lớn. Ông không từ bỏ, lo sợ , mà ông đã chiến đấu với nó suốt ba ngày ba đêm , bàn tay của lão bị dây câu cứa rách nát đến nỗi ứa cả máu, không có chút thức ăn để tiếp thêm sức lực, chân tay tê dại. Sang đến ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá lôi về nhưng cuộc đời đâu phải ai cũng được may mắn, khi kéo con cá kiếm về thì lại bị đàn cá mập đánh hơi thấy đã lăn xả tới, ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập. Ông giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng cuối cùng khi nhìn đến con cá kiếm của mình thì nó đã bị rỉa hết thịt chỉ còn trơ lại một còn bộ xương. Hình ảnh ông lão đánh cá Xantiago, chính là biểu tượng của những người lao động – những con người luôn luôn hăng hái đi tìm kiếm và chinh phục ước mơ của bản thân mình, họ đi tìm kiếm những thứ thuộc về mình bù đắp cho công sức mình mà khi lao động mới tìm thấy chúng. Họ mưu trí, gan dạ, bản lĩnh, dám đương đầu với những thách thức trong thiên nhiên, cuộc sống và không chùn bước trước khó khăn để đến được với giấc mơ.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1.Tóm tắt văn bản

Lão chài Xan-chi-a-gô sống cô độc trong một túp lều trên bờ biển ngoại ô thành phố La-ha-ba-na.Suốt tám mươi tư ngày liền, ông già Xan-ti-a-gô ở ngoài biển không kiếm được con cá nào. Mọi người dân trong làng chài ấy nghĩ lão đã “đi đứt” vì gặp vận rủi. Vào ngày thứ tám mươi lăm, ông lão chèo thuyền ra khơi trước khi trời sáng. Lão đi thật xa. Thế rồi, một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi. Đây là một con cá kiếm khổng lồ mà ông hằng mong ước. Khi mặt trời mọc vào ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, Xan-ti-a gô giết được con cá. Lão nghĩ nó sẽ mang lại vận may cho mình. Nhưng lúc ông già quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm. Ông lão phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Khi ông già mệt rã rời quay vào bờ thì con cá kiếm chỉ còn lại bộ xương.

2. Phân tích chi tiết văn bản

  • Hình tượng con cá kiếm

Hình tượng con cá kiếm được nhà văn tập trung miêu tả như một nhân vật đặc biệt. Con cá kiếm mang đến những ấn tượng qua những vòng lượn mạnh mẽ cùng những cố gắng để thoát khỏi sự vây bắt của một người lành nghề. Con cá kiếm cũng có dáng vẻ vô cùng đẹp đẽ, đặc biệt “cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẳm cùng thân hình đồ sộ và những sóc tía trên mình. Con cá kiếm hiện lên như một đối thủ đáng gờm của ông lão, những vòng bơi điêu luyện của nó đến mức khiến ông lão bị hoa mắt, chóng mặt.

Những ấn tượng đầu tiên về con cá kiếm:

Đó là một con cá lớn

Một cái bóng đen vượt dài

Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưới hái lớn

Thân hình đồ sộ

Cánh vi, bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng.

Mỗi con dài cả thước.

Con cá kiếm là con cá đẹp đẽ, đầy sức mạnh:

Nó vòng những vòng lượn lớn.

Khiến ông lão thấy hoa cả mắt suốt cả tiếng đồng hồ (…) và điều ấy khiến lão sợ.

Một con cá kiêu hùng trong cả cái chết: khi ấy, con cá biết đã mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực,…

⇒ Hình ảnh con cá kiếm vừa là một hình ảnh thực. Tác giả đã tập trung miêu tả hình ảnh con cá kiếm để từ đó làm cho chiến thắng của ông lão đối với con cá trở nên vẻ vang và vĩ đại hơn.

Từ góc độ thiên nhiên: con cá là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên. Một đối tượng của thiên nhiên để con người chinh phục.

Từ góc độ cuộc sống: con cá là hình ảnh biểu tượng cho những khó khăn, thử thách và con người gặp phải trong hành trình chinh phục thiên nhiên.

Từ góc độ nghệ thuật: con cá là khát vọng nghệ thuật chân chính, lớn lao, cao đẹp.

  • Hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô

Nhân vật trung tâm của các phẩm là hình tượng ông lão Santiago, người đã cố gắng chiến đấu trong ba ngày đêm vật lộn với một con cá kiếm khổng lồ trên biển vùng Giếng Lớn. Ông không từ bỏ, lo sợ , mà ông đã chiến đấu với nó suốt ba ngày ba đêm , bàn tay của lão bị dây câu cứa rách nát đến nỗi ứa cả máu, không có chút thức ăn để tiếp thêm sức lực, chân tay tê dại. Sang đến ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá lôi về nhưng cuộc đời đâu phải ai cũng được may mắn, khi kéo con cá kiếm về thì lại bị đàn cá mập đánh hơi thấy đã lăn xả tới, ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập. Ông giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng cuối cùng khi nhìn đến con cá kiếm của mình thì nó đã bị rỉa hết thịt chỉ còn trơ lại một còn bộ xương. Hình ảnh ông lão đánh cá Xantiago, chính là biểu tượng của những người lao động – những con người luôn luôn hăng hái đi tìm kiếm và chinh phục ước mơ của bản thân mình, họ đi tìm kiếm những thứ thuộc về mình bù đắp cho công sức mình mà khi lao động mới tìm thấy chúng. Họ mưu trí, gan dạ, bản lĩnh, dám đương đầu với những thách thức trong thiên nhiên, cuộc sống và không chùn bước trước khó khăn để đến được với giấc mơ

Hình tượng ông lão được khắc họa qua những lời độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật.

Sự chiến thắng của ông lão đối với con cá đã thể hiện niềm tin, sự tin tưởng vào bản thân, vào khả năng có thể chiến thắng được con cá.

Qua đó thể hiện ý chí, nghị lực phi thường: dù có những lúc ông lão cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt nhưng ông vẫn cố gắng chiến đấu với con cá kiếm khổng lồ.

Khi chiến đấu với con cá khổng lồ và đầy dũng mãnh ông đã thắng nó chứng tỏ ông lão là một lão đánh cá lành nghề: Chỉ cần nhìn độ nghiêng, độ chếch của sợi dây ông có thể biết con cá đang bơi vòng tròn hay liên tục ngoi lên trong lúc bơi, Dựa trên sự căng chùng của sợi dây có thể đoán được con cá đang làm gì,…

⇒ Qua hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô, tác giả Hê-minh-uê đã ca ngợi vẻ đẹp của con người. Đồng thời, qua đó, ông thể hiện niềm tin của mình vào chiến thắng của con người trong cuộc đấu tranh với những khó khăn, thử thách không bao giờ từ bỏ để đạt được điều mình muốn.

3. Tổng kết

  • Nội dung

Đoạn trích trong tác phẩm kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và khát vọng của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Qua đó, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng ý nghĩa vcủa đời mình.

  • Nghệ thuật

Cách viết giản dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”. Sử dụng thành công nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm. Tác giả xây dựng hình tượng người lao động điển hình có lựa chọn kĩ lưỡng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa.

  • Ý nghĩa

Xây dựng thành công hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là biểu tượng đẹp về vẻ đẹp chinh phục mơ ước và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Qua đó thôi thúc người đọc có niềm lạc quan vào tương lai khi theo đuổi ước mơ.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội