Soạn văn bài: Vợ chồng A Phủ

  • 1 Đánh giá

Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, bóc lột, đọa đà, giam hãm tron cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng đi tìm cuộc sống tự do. KhoaHoc, xin được tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết tác phẩm. Mời các bạn tham khảo!

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Tô Hoài (1920-2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại làng Nghĩa Đô, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công. Thời trẻ, ông đã lăn lội kiếm sống bằng nhiều nghề, như làm gia sư dạy kèm trẻ, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn,...và nhiều khi thất nghiệp.
  • Tô Hoài bước vào con đường văn học bằng một số bài thơ có tính chất lãng mạn và một số truyện vừa viết theo dạng võ hiệp, nhưng rồi ông nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực và được chú ý ngay từ những tác phẩm đầu tay, trong đó có Dế mèn phiêu lưu kí. Năm 1943, ông ra nhập hội văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc. Sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam.
  • Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bằng lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có- nhiều khi rất bình dân và thông tục.
  • Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  • Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu ký (truyện 1941), O chuột (tập truyện, 1942), Quê người ((tiểu thuyết, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (truyện 1953), miền Tây (tiểu thuyết, 1967), Cát bụi chân ai (hồi ký,1992), Chiều chiều (tự truyện), Ba người khác (2006).

2. Tác phẩm

  • Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc, được tặng giải Nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam1954-1955, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn giá trị và sức hút đối với nhiều thế hệ người đọc.
  • Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái trẻ, đẹp. Cô bị bắt làm vợ A Sử - con trai thống lý Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp của gia đình. Lúc đầu, suốt mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không thể chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần quật khổ hơn trâu ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha Mị nhớ lại mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị trong buồng tối. A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi, khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì đánh lại A Sử nên bị bắt, bị đánh đập, phạt vạ rồi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí. Một lần, do để hổ vồ mất một con bò khi đi chăn bò ngoài bìa rừng nên A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà. Lúc đầu, nhìn cảnh tượng ấy, Mị thản nhiên nhưng rồi lòng thương người cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài…

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 14 sgk ngữ văn 12 tập 2

Tìm hiểu số phận và tính cách nhân vật Mị qua:

  • Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đọa đày tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra.
  • Diễn biến tâm trạng và hành động

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 15 sgk ngữ văn 12 tập 2

Ấn tượng của anh (chị) về tính cách nhân vật A Phủ (qua hành động đánh nhau với Sử, lúc bị xử kiện và khi về làm công gạt nợ nhà thống lí Pá Tra). Bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và A Phủ có gì khác nhau?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 15 sgk ngữ văn 12 tập 2

Những nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi (nếp sinh hoạt, phong tục, thiên nhiên, con người, xây dựng tình huống, cốt truyện, nghệ thuật dẫn truyện)

=> Xem hướng dẫn giải

Luyện tập: Trang 15 sgk ngữ văn 12 tập 2

Qua số phận của cả hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Vợ chồng A Phủ . Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.

=> Xem hướng dẫn giải

C. Phần kiến thức mở rộng

Đề bài: Phân tích tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài

=> Xem hướng dẫn giải

Đề bài: Anh chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.

=> Xem hướng dẫn giải

Đề bài: Cảm nhận của anh chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

=> Xem hướng dẫn giải

Đề bài: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị được thể hiện trong cảnh ngộ khi bị bắt làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra đến khi thoát khỏi Hồng Ngài.

=> Xem hướng dẫn giải

Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nhận về nhân vật A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài).

=> Xem hướng dẫn giải

Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài) qua số phận hai nhân vật Mị và A Phủ.

=> Xem hướng dẫn giải

Đề bài: Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài).

=> Xem hướng dẫn giải

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Vợ chồng A Phủ (P3)


  • 48 lượt xem