-
Tất cả
- Tài liệu hay
- Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Anh
- Vật Lý
- Hóa Học
- Sinh Học
- Lịch Sử
- Địa Lý
- GDCD
- Khoa Học Tự Nhiên
- Khoa Học Xã Hội
Soạn văn 12 bài Tổng kết tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trang 178 sgk
Bài Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ giúp các bạn có thể hệ thống lại kiến thức tiếng Việt về các hoạt động ngôn ngữ đã học trong chương trình. KhoaHoc, xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết bài. Mời các bạn tham khảo!
A. Kiến thức trọng tâm
1. Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động. Đó là hoạt động không thể thiếu của con người và xã hội loài người, nhờ đó, con người trưởng thành, xã hội được hình thành và phát triển.
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm hai quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện, quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện. Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời, cùng một thời điểm (hội thoại) cũng có thể ở các thời điểm và khoảng không gian cách biệt (qua văn bản viết)
2. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở hai dạng: nói và viết. Hai dạng đó có sự khác biệt về điều kiện tạo lập và lĩnh hội văn bản, về kênh giao tiếp, về cách dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản...
3. Ngữ cảnh giao tiếp là bối cảnh ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc sử dung ngôn ngữ và tạo lập văn bản, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản. Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống), hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.
4. Nhân vật giao tiếp là nhân tố quan trọng, phải óc năng lực tạo lập và lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên lượt lời. Đặc điểm của nhân vật giao tiếp: vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, vốn sống, văn hóa...
5. Các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói - những sản phẩm cụ thể của các nhân.
6. Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập đến. Nghĩa tình thái thường thể hiện thái độ, tình cmar, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
7. Trong hoạt động giao tiếp cần chú ý giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Câu 1: trang 180 sgk Ngữ Văn 12 tập hai
Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp trên. Những đặc điểm của giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết nào trong đoạn trích (chú ý lời kể chuyện của tác giả và lời của các nhân vật)?
Câu 2: trang 181 sgk Ngữ Văn 12 tập hai
Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm gì riêng biệt? Phân tích sự chi phối của những điều đó đến nội dung và cách thức nói trong lượt lời đầu tiên của lão Hạc.
Câu 3: trang 181 sgk Ngữ Văn 12 tập hai
Hãy phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết"
Câu 4: trang 181 sgk Ngữ Văn 12 tập hai
Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thười khi người đọc đọc đoạn trích (hoặc cả truyện lão Hạc) lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa nhà văn Nam Cao và người đọc. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp đó.
Luyện tập
Bài tập: trang 183 sgk Ngữ Văn 12 tập hai
Đề 1: Đọc truyện sau
BA CÂU HỎI
Ngày nọ, có một người đến gặp nhà triết học Xô-cơ-rát (Hy Lạp) và nói: "Ông có muốn biết những gì tôi mới nghe được về người bạn của ông không?"
- Chờ một chút - Xô-cơ-rát trả lời - Trước khi kể về người bạn của tôi, anh nên suy nghĩ một chút và vì thế tôi muốn hỏi anh ba điều. Thứ nhất: Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?
- Ồ, không. - Người kia nói - Thật ra tôi chỉ nghe nói về điều đó thôi và...
- Được rồi - Xô-cơ-rát nói - Bây giờ điều thứ hai: Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?
- Không, mà ngược lại là...
- Thế à? - Xô-cơ-rát tiếp tục - Câu hỏi cuối cùng: Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thực sự cần thiết cho tôi chứ?
- Không, cũng không hoàn toàn như vậy.
- Vậy đấy - Xô-cơ-rát quay sang người khách và nói: "..."
(Theo Phép màu nhiệm của đời , NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Đề 2: Phân tích một đoạn mà anh (chị) thích nhất trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Câu hỏi
a) Tìm hiểu đề: Hai bài trên yêu cầu phải viết kiểu bài nghị luận nào? Những thao tác lập luận nào cần sử dụng trong bài viết? Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?
b) Lập dàn ý cho bài viết
c) Tập viết phần mở bài cho từng bài viết
d) Chọn một ý trong dàn ý để viết thành một đoạn văn
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tổng kết tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.
-
Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
-
Sơ đồ tư duy bài 1 Lịch sử 12: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945-1949) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 1
-
Nghị luận xã hội về trân trọng cuộc sống mỗi ngày Nghị luận xã hội 200 chữ - Văn mẫu 12
-
Sơ đồ tư duy bài 9 Lịch sử 12: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 9
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ Tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Soạn Văn Hồn Trương Ba da hàng thịt Soạn Văn 12
- Soạn bài Những đứa con trong gia đình Soạn Những đứa con trong gia đình
- Phân tích đoạn đối thoại giữa Chiến và Việt trong đêm trước ngày nhập ngũ Soạn bài Những đứa con trong gia đình
- Cảm nhận về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài Tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân) Cảm nhận về nhân vật người Vợ nhặt
- Ngữ Văn 12
- Ngữ văn 12 tập 1
- TUẦN 1
- TUẦN 2
- TUẦN 3
- TUẦN 4
- TUẦN 5
- TUẦN 6
- TUẦN 7
- TUẦN 8
- TUẦN 9
- TUẦN 10
- TUẦN 11
- TUẦN 12
- TUẦN 13
- TUẦN 14
- TUẦN 15
- TUẦN 16
- TUẦN 17
- TUẦN 18
- Ngữ văn 12 tập 2
- TUẦN 19
- TUẦN 20
- TUẦN 21
- TUẦN 22
- TUẦN 23
- TUẦN 24
- TUẦN 25
- TUẦN 26
- TUẦN 27
- TUẦN 28
- TUẦN 29
- TUẦN 30
- TUẦN 31
- TUẦN 32
- BÀI 33:
- TUẦN 34
- TUẦN 35
- Không tìm thấy