Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Người lái đò sông Đà Văn mẫu 12

  • 1 Đánh giá

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài học này sẽ giúp các em nắm được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật trong bài Người lái đò sông Đà, từ đó chuẩn bị tốt cho bài văn phân tích của mình. Mời các em cùng tham khảo

Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

1. Giá trị nội dung

  • Vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà hiện lên trong từng trang viết. Đó là vẻ đẹp của một con sông Đà hùng vĩ, hoang dại với vẻ "hung bạo" với những thành vách, hút nước, trùng vây thạch trận. Đó còn là vẻ đẹp của một con sông đã trữ tình, thơ mộng. Hai vẻ đẹp tưởng chừng đối lập lại tụ hội trong một con sông của quê hương Tây Bắc. Sự hài hòa trong cảnh vật thiên nhiên đã tạo nên vẻ đẹp của chính núi rừng và vùng đất Tây Bắc - nơi địa đầu của Tổ quốc
  • Đằng sau vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và thơ mông là hình tượng người lái đò sông Đà. Khi thiên nhiên đã được nâng lên đến mức thần thánh như thách thức con người thì ông lái đò chính là người chinh phục thiên nhiên thần thánh ấy. Hình tượng nhân vật ông lái hiện lên là một người anh hùng trên sông nước với kinh nghiệm dày dạn với tay lái ra hoa và đặc biệt ông lái còn là một con người đời thường, vô danh. Khác hẳn với những nhân vật trước cách mạng của Nguyễn Tuân, ông lái đò mang vẫn xuất hiện với tư cách là con người tài hoa, tài tử nhưng không còn là con người của quá khứ, đối lập với thực tại nữa mà ông lái là con người của hiện tại, đấu tranh với thiên nhiên, núi rừng để sinh tồn.
  • Qua đó, ta cũng thấy được tình yêu, sự say đắm của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc

2. Giá trị nghệ thuật

  • Ngôn ngữ sống động, tổng hợp trên nhiều vốn tri thức, vốn văn hóa về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, từ hội họa, điển ảnh đến quân sự
  • Nghệ thuật viết tùy bút bậc thầy khiến con sông đã hung bạo, độc hiểm cũng phải hiện hình rõ nét trên trang giấy của Nguyễn Tuân

Bài văn mẫu phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

1. Phân tích bài Người lái đò sông Đà

Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là mỗi bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người, với tư tưởng, tình cảm gắn bó với đất nước quê hương. Bằng ngòi bút độc đáo, uyên bác, tài hoa, cùng lòng yêu thiên nhiên sâu sắc và những khám phá mới mẻ trong chuyến đi trải nghiệm thực tế ngược dòng Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã viết nên những trang bút ký đặc sắc, tái hiện một cách độc đáo vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của sông Đà cũng như thiên nhiên hùng vĩ núi rừng Tây Bắc qua tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Giữa thiên nhiên bao la rộng lớn của núi rừng Tây Bắc, nối bật lên là hình ảnh người lái đò sông Đà can trường, dũng cảm, độc hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với con sông Đà.

Tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà được trích từ tập “Sông Đà” được sáng tác năm 1960, là thành nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Vắc rộng lớn, xa xôi của Tổ Quốc không chỉ để thỏa mãn tìm những miền đất lãn mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những con người lao động nơi đây.

“Người lái đò sông Đà” là một tuỳ bút viết về thiên nhiên và con người lao động vùng Tây Bắc. Nổi bật giữa thiên nhiên núi rừng Tây Bắc là hình ảnh con người, hình ảnh người lái đò dùng cảm, can trường. Với phong cách nghệ thuật rất riêng của mình, khai thác mọi vấn đề dưới con mắt nghệ thuật, đối với Nguyễn tuân, khi đó, lái đò là một nghệ thuật và người lái đò là một người nghệ sĩ.

Người lái đò trên sông đà trong tác phẩm là một ông lão đã hơn 70 tuổi và đã lái đò trên dòng sông đà này đã hơn 15 năm. Có lẽ chính bởi ông đã dành phần lớn thời gian của của mình cho nghề lái đò trên sông nước mà bản thân ông đã trở thành một người lái đò lão luyện “Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi chỉnh tay giữ lái độ sáu chục lần…”.

Nhân vật người lái đò là một con người từng trải, hiểu biết, rất thành thạo trong nghề lái đò, và đã đạt đến trình độ “bằng cách lấy mắt và nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng đất tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân tiếp tục bày tỏ sự khâm phục của mình đối với ông: “Sông Đà, với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng”.

Thật là một cách so sánh “rất văn chương” đầy thú vị và mang đậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn tuân. Hình ảnh người lái đò với “cái đầu bạc quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao to gọn quánh như chất sừng, chất mùn” và những cánh tay vẫn là cánh tay của một “chàng trai”, “trẻ tráng quá”.

Ông đã đứng trước những thách thức của con sông Đà với thế lực của thiên nhiên khắc nghiệt như những bãi đá ghê gớm, những cạm bẫy đầy kinh hoàng: khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa của một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quảng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhỡ vào đường ngoặt sóng là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”.

Và một mình một thuyền, ông đã giao chiến như một dũng sĩ: “… hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo, võ khí trên cánh tay mình”, và sóng nước “thúc vào gối bụng và hông thuyền.

Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt”. Có lúc tưởng như ông lái đò bị nhấn chìm dưới dòng sông… Từng chi tiết được tác giả miêu tả chân thực và táo bạo cho thấy sự dữ dội ghê gớm của dòng thác đối với con người và chỉ cần lóa mắt, lỡ tay một chút là phải trả giá bằng sinh mạng của mình.

Nhưng dũng cảm và gan dạ chưa đủ, mà cái quan trọng hơn là tài nghệ của người cầm lái để lái con đò đến mức điêu luyện và nghệ thuật. Đối với tác giả Nguyễn Tuân, người lái đò chính là một người nghệ sĩ.

Tác giả đã so sánh người lái đò sông Đà với người lái xe lao xuống dốc đèo tuy rất nguy hiểm nhưng người lái xe còn có phanh chân, phanh tay, có tiến lên, lùi lại “còn như cái thuyền mà lao xuống thác thì chả có cái phanh nào cả, chỉ có lao đi chứ không lùi lại, không lao trúng tim luồng nước thì thuyền quay ngang mà ụp, chứ không có mùi gì cả…”.

Rồi lại vẫn bằng phương pháp so sánh, nhưng với những hình ảnh rất táo bạo, tác giả đã tả sông Đà thiên biến vạn hóa, mỗi chỗ như có một cái bẫy nguy hiểm riêng, đòi hỏi người lái đò phải có một cách ứng phó riêng. Có chỗ thì nước sông “reo lên như đun sôi một trăm độ muốn hất tung cả một cái thuyền đang phải đóng vào một cái nắp ấm nước đang sôi khổng lồ”. “Có luồng nước đi lầm vào thì chết ngay”.

Lại có những “hút nước” xoáy sâu như lòng giếng “cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi”…Thật là một dòng sông đầy hiểm trở, và gian nan cho con người. Thế nhưng, “người lái đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái.. ”. Mặc dù mặt “méo bệch đi” vì những đòn hiểm, “nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái”…

Qua cách miêu tả đến tột cùng sự dữ dội của con sông, Nguyễn Tuân đã ca ngợi sự dũng cảm, tài trí của con người, ca ngợi sự chiến thắng vĩ đại của ông lái đò, đã vượt bao thác ghềnh, sóng to gió cả đưa con đò về đến bến bình yên, không phải chỉ một lần, mà hàng trăm lần, suốt 15 năm làm người lái thuyền vượt sông Đà.

Cuộc đọ sức giữa thiên nhiên dữ dội và con người nhỏ bé, trong cuộc chiến đó, con người đã chiến thắng; trở về cuộc sống thanh bình: “Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam…”

Từ đây, cảm hứng lãng mạn đậm đà trong sáng lan tỏa trong từng câu văn tả thực, tạo cho đoạn văn một sức lôi cuốn không thể cưỡng nổi. Với tác giả, thiên nhiên là chất vàng của tây Bắc còn con người là chất vàng mười đã qua thử lửa. Trong suy nghĩ của Nguyễn Tuân, con người đẹp hơn tất cả, quý hơn tất cả.

“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhân và nhất là con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Hình ảnh người lái đò sông Đã là tiêu biểu cho con người lao động vùng Tây Bắc, dũng cảm, gan dạ, quật cường, luôn kiên trì và hết mình với công việc. Nổi bật nền trên thiên nhiên bao la hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc chính là con người lao động nơi đây.

Nguyễn Tuân là một nhà văn tài ba và uyên bác. Trước cách mạng tháng 8, ông đi tìm vẻ đẹp của “một thời vang bong”. Sau cách mạng tháng 8, ta nhận ra diện mạo của một nhà văn Nguyễn Tuân mới mẻ, khát khao được hoà nhập với đất nước và cuộc đời. Ông tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi không chỉ để thoả mãn cái thú tìm đến miền đất lạ cho thoả niềm khát khao “Xê dịch” mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên và ở tâm hồn của người lao động, chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng đó. “Người lái đò sông Đà” là một áng văn trong tập tuỳ bút sông Đà (1960). Trong tác phẩm, hình tượng con sông Đà hiện lên vô cùng hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình và lãng mạn.

Cảnh đá bờ sông “Dựng vách thành”, phía thượng nguồn “chẹt lòng sông như một cái yết hầu” khiến dòng nước phải xoáy vào “ruột đất” mà chảy. Người ngồi đò qua đây đang giữa trưa mùa hè cũng thấy lạnh. Để rồi khi long sông đột ngột mở ra lại tạo thành những mặt ghềnh hang cây số, lúc nào cũng ầm ào, náo động như trong cơn bão tố “Hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”.

Những cái hút nước nằm rải rác trên mặt sông Đà, mỗi xoáy nước là một cạm bẫy nguy hiểm chết người. Sức mạnh ghê gớm của dòng nước xoáy được nhà văn lột tả bằng hàng loạt hình ảnh so sánh và các thủ pháp của điện ảnh. Đây là hình ảnh của một con thuyền không may bị xoáy nước hút tụt xuống lòng sông “Thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm xuống lòng sông, đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Nhưng dữ dội nhất vẫn là thác đá sông Đà. Từ xa nó đã đe doạ người lái đò bằng những âm thanh cuồng nộ như tiếng cả ngàn con trâu mộng đang gầm thét giữa rừng tre nứa nổ lửa “Rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Đến gần sẽ thấy nó bừng ra “cả một chân trời đá” mà mặt đứa nào trông cũng nhăn nhúm, méo mó, hung tợn.

Bãi đá ngầm được nhà văn miêu tả như một thạch trận dàn bày công phu, khéo léo với ba trùng vây kiên cố. Mỗi trùng vây được thần sông thần đá “thiết kế” theo một sơ đồ riêng, giao phó cho nhiệm vụ riêng. Hàng tiền vệ có trách nhiệm lừa dụ con thuyền vào sâu thạch trận nên chỉ có hai tảng đá canh cửa “trông như là sơ hở”. Tuyến giữa sẽ đón đánh trực diện trong khi tuyến đầu vòng lại đánh khuýp quật vu hồi”. Tuyến đá cuối cùng kiên quyết nhất gồm những “boong ke chìm và những pháo đài đá nổi” sẽ tiêu diệt con thuyền cùng tất cả thuyền trưởng và thuỷ thủ nếu nó lọt khỏi hai vòng vây trước… Bằng hệ thống từ ngữ, hình ảnh nhân hoá phong phú, độc đáo, Nguyễn Tuân đã khiến sông Đà hiện lên như một loài thuỷ quái khổng lồ “độc dữ và nham hiểm”.

Nhà văn chọn điểm nhìn từ trên cao để thu lấy vóc dáng mềm mại của dòng sông như một áng tóc mun “dài ngàn ngàn, vạn vạn sải”. Áng tóc mây ấy được miêu tả bằng một thứ ngôn ngữ văn xuôi giàu cả chất thơ, chất nhạc, chất họa “Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa Ban, hoa Gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”. Từ đỉnh trời Tây Bắc, mái tóc huyền thoại sông Đà nối liền những khoảng không gian mênh mông của đất nước…

Mặt nước sông Đà cũng được tái hiện với vẻ đẹp riêng. Nguyễn Tuân khẳng định rằng nước Đà Giang chưa bao giờ đen “như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu”. Trái lại, nước sông Đà vào mùa xuân trong trẻo xanh một dòng “xanh ngọc bích”, chứ không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa hạ dòng phù sa lại “lừ lừ chín đỏ” xuôi và bùi đắp cho một dải đồng bằng. Nhiều quãng nước sông Đà ngập trong “nắng Đường thi” và dập cánh chuồn chuồn bươm bướm – đẹp tới mức khiến người ta muốn nổi hứng đề thơ vào sông nước.

Đẹp nhất có lẽ vẫn là những triền sông yên vắng, nguyên sơ như thời tiền sử, như “nỗi niềm cổ tích xưa”. Khung cảnh nơi đây dường chưa từng đổi thay từ thuở khai thiên lập địa tới giờ. Thuyền trôi qua những quãng sông này như thể lạc vào một thế giới thần tiên mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm… Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Sông Đà thơ mộng, tình tứ, gợi lên trong lòng người cảm giác đằm đằm, ấm áp như được gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách.

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên. Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động khó nhọc, cùng sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hoá. Với tài năng này, tác phẩm của ông hẳn sẽ mãi còn “vang bóng ” trong tâm hồn độc giả.

2. Phân tích hình tượng con sông Đà

Nguyễn Tuân là một nhà văn tài ba và uyên bác. Trước cách mạng tháng 8, ông đi tìm vẻ đẹp của “một thời vang bong”. Sau cách mạng tháng 8, ta nhận ra diện mạo của một nhà văn Nguyễn Tuân mới mẻ, khát khao được hoà nhập với đất nước và cuộc đời. Ông tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi không chỉ để thoả mãn cái thú tìm đến miền đất lạ cho thoả niềm khát khao “Xê dịch” mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên và ở tâm hồn của người lao động, chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng đó. “Người lái đò sông Đà” là một áng văn trong tập tuỳ bút sông Đà (1960). Trong tác phẩm, hình tượng con sông Đà hiện lên vô cùng hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình và lãng mạn.

Cảnh đá bờ sông “Dựng vách thành”, phía thượng nguồn “chẹt lòng sông như một cái yết hầu” khiến dòng nước phải xoáy vào “ruột đất” mà chảy. Người ngồi đò qua đây đang giữa trưa mùa hè cũng thấy lạnh. Để rồi khi long sông đột ngột mở ra lại tạo thành những mặt ghềnh hang cây số, lúc nào cũng ầm ào, náo động như trong cơn bão tố “Hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”.

Những cái hút nước nằm rải rác trên mặt sông Đà, mỗi xoáy nước là một cạm bẫy nguy hiểm chết người. Sức mạnh ghê gớm của dòng nước xoáy được nhà văn lột tả bằng hàng loạt hình ảnh so sánh và các thủ pháp của điện ảnh. Đây là hình ảnh của một con thuyền không may bị xoáy nước hút tụt xuống lòng sông “Thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm xuống lòng sông, đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Nhưng dữ dội nhất vẫn là thác đá sông Đà. Từ xa nó đã đe doạ người lái đò bằng những âm thanh cuồng nộ như tiếng cả ngàn con trâu mộng đang gầm thét giữa rừng tre nứa nổ lửa “Rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Đến gần sẽ thấy nó bừng ra “cả một chân trời đá” mà mặt đứa nào trông cũng nhăn nhúm, méo mó, hung tợn.

Bãi đá ngầm được nhà văn miêu tả như một thạch trận dàn bày công phu, khéo léo với ba trùng vây kiên cố. Mỗi trùng vây được thần sông thần đá “thiết kế” theo một sơ đồ riêng, giao phó cho nhiệm vụ riêng. Hàng tiền vệ có trách nhiệm lừa dụ con thuyền vào sâu thạch trận nên chỉ có hai tảng đá canh cửa “trông như là sơ hở”. Tuyến giữa sẽ đón đánh trực diện trong khi tuyến đầu vòng lại đánh khuýp quật vu hồi”. Tuyến đá cuối cùng kiên quyết nhất gồm những “boong ke chìm và những pháo đài đá nổi” sẽ tiêu diệt con thuyền cùng tất cả thuyền trưởng và thuỷ thủ nếu nó lọt khỏi hai vòng vây trước… Bằng hệ thống từ ngữ, hình ảnh nhân hoá phong phú, độc đáo, Nguyễn Tuân đã khiến sông Đà hiện lên như một loài thuỷ quái khổng lồ “độc dữ và nham hiểm”.

Nhà văn chọn điểm nhìn từ trên cao để thu lấy vóc dáng mềm mại của dòng sông như một áng tóc mun “dài ngàn ngàn, vạn vạn sải”. Áng tóc mây ấy được miêu tả bằng một thứ ngôn ngữ văn xuôi giàu cả chất thơ, chất nhạc, chất họa “Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa Ban, hoa Gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”. Từ đỉnh trời Tây Bắc, mái tóc huyền thoại sông Đà nối liền những khoảng không gian mênh mông của đất nước…

Mặt nước sông Đà cũng được tái hiện với vẻ đẹp riêng. Nguyễn Tuân khẳng định rằng nước Đà Giang chưa bao giờ đen “như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu”. Trái lại, nước sông Đà vào mùa xuân trong trẻo xanh một dòng “xanh ngọc bích”, chứ không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa hạ dòng phù sa lại “lừ lừ chín đỏ” xuôi và bùi đắp cho một dải đồng bằng. Nhiều quãng nước sông Đà ngập trong “nắng Đường thi” và dập cánh chuồn chuồn bươm bướm – đẹp tới mức khiến người ta muốn nổi hứng đề thơ vào sông nước.

Đẹp nhất có lẽ vẫn là những triền sông yên vắng, nguyên sơ như thời tiền sử, như “nỗi niềm cổ tích xưa”. Khung cảnh nơi đây dường chưa từng đổi thay từ thuở khai thiên lập địa tới giờ. Thuyền trôi qua những quãng sông này như thể lạc vào một thế giới thần tiên mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm… Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Sông Đà thơ mộng, tình tứ, gợi lên trong lòng người cảm giác đằm đằm, ấm áp như được gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách.

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên. Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động khó nhọc, cùng sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hoá. Với tài năng này, tác phẩm của ông hẳn sẽ mãi còn “vang bóng ” trong tâm hồn độc giả.

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, củng cố thêm kiến thức, qua đó học tốt môn Văn lớp 12. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm Văn mẫu 12 hoặc các môn học khác như Toán, tiếng Anh...đều có tại tài liệu học tập lớp 12 này nhé.

  • 5.252 lượt xem