-
Tất cả
- Tài liệu hay
- Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Anh
- Vật Lý
- Hóa Học
- Sinh Học
- Lịch Sử
- Địa Lý
- GDCD
- Khoa Học Tự Nhiên
- Khoa Học Xã Hội
Soan văn 12 bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trang 174
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận sẽ giúp chúng ta luyện tập cách kết hợp các thao tác lập luận trong một vài văn nghị luận. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết
Câu 1: trang 174 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Hãy nhắc lại các thao tác lập luận mà anh (chị) đã học cùng những đặc trưng cơ bản của các thao tác này.
Trả lời
Có 6 thao tác lập luận đã học trong chương trình
- Chứng minh: dùng dẫn chứng, lí lẽ để người đọc (người nghe) tin một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học
- Giải thích: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để giúp người đọc (người nghe) hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học
- Phân tích: chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét giúp ta hiểu cặn kẽ, thấu đáo rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng.
- So sánh: đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng để chỉ ra những nét giống hoặc khác nhau giữa chúng. Từ việc so sánh, đối chiếu ấy, ta thấy được đặc điểm, giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh
- Bình luận: đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về hiện tượng, vấn đề
- Bác bỏ: dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ những quan niệm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác để bảo vệ ý kiến đúng đắn.
Câu 2: trang 174 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Trong đoạn trích dưới đây, tác giả đã vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào?
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuộc phiện, rượu cồn để làm cho giống nòi ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng dất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Trả lời:
Trong đoạn trích, tác giả đã vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
- Bình luận về hành động và những chính sách của Pháp lên đất nước Việt Nam: Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
- Phân tích các khía cạnh, bình diện mà Pháp đã thi hành những chính sách nhằm cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Đó là khía cạnh: về chính trị, về kinh tế
- Chững minh: Bác đưa ra hàng loạt những dẫn chứng xác thực vềnhững chính sách về các mặt chính trị, kinh tế mà Pháp đã thực thi trên đất nước ta nhằm đạt được mục đích cuối cùng của chúng.
=> Sự vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài nghị luận giúp cho bài viết đầy sức thuyết phục, giọng điệu trở nên đanh thép và chất văn rất giàu tính luận chiến.
Câu 3: trang 175 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Viết một bài văn nghị luận (vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau) bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hóa - tinh thần của con người.
Gợi ý:
a) Bước thứ nhất:
- Xác định chủ đề của bài văn: Anh (chị) phát biểu về vấn đề cụ thể nào? (Ăn mặc, giao tiếp, nói năng; thường thức âm nhạc, điện ảnh; đọc sách;...)
- Xác định các ý kiến sẽ đưa ra trong bài phát biểu và sắp xếp chúng theo một dàn ý rõ ràng, mạch lạc, hợp lí.
b) Bước thứ hai: Suy nghĩ cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng:
- Chọn luận điểm nào để trình bày?
- Cần vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào để luận điểm sáng tỏ và có sức thuyết phục, hấp dẫn người đọc (người nghe)?
- Trong các thao tác lập luận đó, thao tác nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao?
- Cần kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác lập luận khác như thế nào để đoạn văn trở thành một khối chặt chẽ và thống nhất?
c) Bước thứ ba:
- Diễn đạt các ý đã chuẩn bị thành một chuỗi câu văn đúng ngữ pháp, liên kết với nhau và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Đọc phần văn bản đã viết trước nhóm học tập (hay trước lớp); nghe góp ý của thầy (cô) giáo và các bạn để sửa chữa lại, nhằm nâng cao chất lượng của đoạn (bài) văn.
Trả lời
Giao tiếp là một trong những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống của con người hiện đại. Một con người không thể giao tiếp và mở rộng quan hệ, chỉ biết thu mình lại trong thế giới nhỏ hẹp ở cái vỏ ốc của mình thì không thể nào trở thành người công dân toàn cầu được. Khi tất cả đều hội nhập mà bản thân mình không chịu thay đổi, thì chắc chắn người tụt lại phía sau chắc chắn là mình. Kỹ năng giao tiếp tốt mang tới cho ta nhiều cơ hội. Trước hết là việc làm quen, mở rộng mối quan hệ của bản thân mình. Đừng ngại ngần nói với người đối diện rằng mình muốn trò chuyện nhiều hơn với họ và muốn trở thành bạn với họ. Tôi chắc rằng, ai cũng muốn sẽ có thêm một người bạn mới, làm việc trong một lĩnh vực mới khác với mình. Thế nhưng, điều quan trọng là bạn cần phải bắt chuyện thế nào để người đối diện không thấy bạn là một người thô lỗ, cục cằn. Đó chính là lúc kỹ năng giao tiếp được phát huy lợi thế của nó. Thêm nữa, kỹ năng giao tiếp giúp bạn nâng cao vị thế của mình trong cuộc trò chuyện và tăng khả năng thuyết phục người khác. Một người trò chuyện hài hước sẽ gây được thiện cảm và thu hút hơn so với một người luôn nói mọi thứ sách vở, giáo điều. Vì thế mà, đừng quá chú tâm vào những kiến thức trong sách vở, hãy dành thời gian của bạn cho những hoạt đồng ngoài trời, để học các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. Vì ngoài cuộc đời, những kiến thức sách vở ấy không thể giúp bạn trở nên thu hút hơn đâu. Điều khiến bạn trở nên thu hút hơn chính là những kĩ năng bạn có. Một trong những kĩ năng đó là kĩ năng giao tiếp!
- Phần in đậm sử dụng thao tác lập luận bác bỏ
- Phần in nghiêng và gạch chân sử dụng thao tác phân tích
- Phần in nghiêng sử dụng thao tác chứng minh
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Bài tập 1: trang 176 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công nhiều thao tác lập luận khác nhau
Bài tập 2: trang 176 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Viết một văn bản nghị luận ngắn, trong đó vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau đề trình bày quan điểm, ý kiến của anh (chị) về: Nét đặc sắc mà anh chị đã phát hiện từ một bài thơ (một thiên truyện, một kịch bản văn bản văn học)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
-
Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
-
Sơ đồ tư duy bài 1 Lịch sử 12: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945-1949) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 1
-
Nghị luận xã hội về trân trọng cuộc sống mỗi ngày Nghị luận xã hội 200 chữ - Văn mẫu 12
-
Sơ đồ tư duy bài 9 Lịch sử 12: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 9
- Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân. Bài 5 trang 193 SGK Ngữ văn 12 tập 1
- Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ Bài 4 trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1
- Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình Bài 3 trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1
- Trong thiên tùy bút tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo. Bài 2 trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1
- Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà Bài 1 trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1
- Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) cảm thấy yêu thích, say mê nhất trong thiên tùy bút. Bài 2 trang 193 sgk Ngữ văn 12 tập 1
- Ngữ Văn 12
- Ngữ văn 12 tập 1
- TUẦN 1
- TUẦN 2
- TUẦN 3
- TUẦN 4
- TUẦN 5
- TUẦN 6
- TUẦN 7
- TUẦN 8
- TUẦN 9
- TUẦN 10
- TUẦN 11
- TUẦN 12
- TUẦN 13
- TUẦN 14
- TUẦN 15
- TUẦN 16
- TUẦN 17
- TUẦN 18
- Ngữ văn 12 tập 2
- TUẦN 19
- TUẦN 20
- TUẦN 21
- TUẦN 22
- TUẦN 23
- TUẦN 24
- TUẦN 25
- TUẦN 26
- TUẦN 27
- TUẦN 28
- TUẦN 29
- TUẦN 30
- TUẦN 31
- TUẦN 32
- BÀI 33:
- TUẦN 34
- TUẦN 35
- Không tìm thấy