Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Câu 13: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Bài làm:
- Cảm hứng thẩm mĩ trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Cảm hứng thẩm mĩ là khả năng rung cảm của con người trước những ấn tượng thẩm mĩ được nhận thức, là sự rung động của tâm hồn con người trải qua qúa trình thụ cảm cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài, trong cuộc sống.
- Cảm hứng thẩm mĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? là sự ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của con sông Hương từ khi ở thượng nguồn đến khi về với thành phố Huế - con sông của lịch sử, văn hóa, thi ca của mảnh đất cố đô
- Văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu quê hương đất nước và tâm hồn phóng khoáng, tài hoa của người nghệ sĩ khiến con sông Hương hiện lên qua giọng điệu mềm mại, ngọt ngào, đậm chất Huế.
- Sự liên tưởng đa dạng, phong phú với vốn kiến thức được tổng hợp trên nhiều lĩnh vực khiến sông Hương như một sinh thể trữ tình với tâm hồn nhạy cảm, với hành trình từ thượng nguồn trở về với Huế mà mỗi bước đi là một bước trưởng thành để từ một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại đã trở thành một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
- Ngôn ngữ rất tinh tế, tài hoa với những hình ảnh được chọn lọc, giàu sức gợi hình, gợi cảm, giàu sức liên tưởng
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Tố Hữu
- Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác của giặc Pháp đã được diễn tả như thế nào?
- Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm đó giúp anh/chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
- Nội dung chính bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
- Soạn văn bài: Người lái đò sông Đà
- Nội dung chính bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Nội dung chính bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta trong bài thơ
- Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”?
- Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa ra sao?
- Nhận xét vắn tắt sự khác biệt về đặc trưng của văn học lãng mạn và văn học hiện thực...
- Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu.