Nội dung chính bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Trong đoạn văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người làm văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh… Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.
B. Nội dung chính cụ thể
- Trong đoạn văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người làm văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh… Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.
- Khi sử dụng hợp lí và khéo léo, các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh có thể làm cho bài văn nghị luận trở nên đặc sắc, có sức thuyết phục, hấp dẫn, từ đó hiệu quả nghị luận được nâng cao.
Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm vì:
làm cho bài (đoạn) văn nghị luận hay hơn, hấp dẫn hơn và có sức thuyết phục đối với người đọc: bên cạnh sự thuyết phục chủ yếu bằng lập luận lôgic, còn có thêm sự hỗ trợ bằng hình ảnh, câu chuyện và cảm xúc được kết hợp trong bài nghị luận.- phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo, các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm chỉ đóng vai trò hỗ trợ thêm trong sự kết hợp với lập luận của bài nghị luận. Vì vậy, kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp. Chúng không được làm mất, làm mờ đi đặc trưng nghị luận của bài văn. Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào bài văn nghị luận, phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận.
Ví dụ:
- Nhờ có sự vận dụng kết hợp thuyết minh hai thuật ngữ GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và GNP (tổng sản phẩm quốc dân) mà lập luận bài viết trở nên rõ ràng, chặt chẽ, luận điểm nêu lên được sáng tỏ, có sức thuyết phục đối với người đọc.
- Tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thao tác chứng minh:
- Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết thú vị.
- Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Tây Tiến
- Soạn văn bài: Luật thơ
- Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới.
- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX...
- Nội dung chính bài thơ Tây Tiến
- Soạn văn bài: Phát biểu theo chủ đề
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đất Nước
- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975
- Nhận xét vắn tắt sự khác biệt về đặc trưng của văn học lãng mạn và văn học hiện thực...
- Giữa sóng và em trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào? Anh/chị có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy tự chỉ ra sự tương đồng đó
- Phân tích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Nôi dung chính bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm