Nội dung chính bài Đàn ghi - ta của Lor - ca
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Đàn ghi - ta của Lor - ca. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả
Thanh Thảo sinh năm 1946, tên thật là Hồ Thành Công, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi.
Ông được biết đến là một trong những gương mặt nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Một tiếng thơ nhiều suy tư, trăn trở về thời hậu chiến. Ông nổi danh với những tập trường ca. Thơ Thanh Thảo luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi để đi sâu vào cái tôi nội cảm và sáng tạo những mối biểu đạt mới.
- Tác phẩm
Bài thơ được rút trong tập Khối vuông ru-bích (1985)
Là một trong những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực mà ông học tập ở chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca.
2. Phân tích văn bản
- Hình ảnh Lor – ca, người nghệ sĩ tự do với khát vọng cách tân nghệ thuật
Những hình ảnh tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn đã gợi lên chân dung của người nghệ sĩ Lor-ca lãng tử, phiêu du với vầng trăng và yên ngựa. Thế nhưng người nghệ sĩ ấy lại chỉ có một mình "đơn độc" trên con đường đấu tranh của chính mình. Đó là con đường đấu tranh cho tụ do và cái mới, người nghệ sĩ luôn phải hành trình cô đơn, đơn độc: lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chếnh choáng…
- Cái chết dầy bi phẫn của Lor – ca
Các hình ảnh áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy gợi về cái chết đầy bi thảm của Lor-ca. Những tiếng đàn vang vọng trong kí ức của người nghệ sĩ giống như một thước phim quay chậm về cả cuộc đời, về những điều mà chàng vẫn chưa thực hiện được trên con đường đi tìm chính nghĩa của mình. Lor-ca đã ra đi khi chàng còn quá trẻ, khi tài năng đang ở độ chín muồi nhưng khát vọng vẫn chưa thực hiện được.
- Niềm thương xót Lor – ca và suy tư về cuộc giải thoát, giã từ của Lor – ca
" Lor-ca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc, chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước; ném trái tim mình vào lặng yên" hình ảnh đặc sắc cho ta hiểu về cuộc hành trình ở thế giới bên kia của Lor-ca. Người nghệ sĩ với cái chết đột ngột vẫn không thôi vương vấn với đời, với nghệ thuật. Chàng ôm chiếc đàn bơi sang sông giống như với việc chàng muốn mang cả nghệ thuật của mình đến thế giới bên kia để được tiếp tục sống cùng với nó. Chàng ném lá bùa và trái tim mình để gửi lại tình yêu, bình an cho người con gái An-na Ma-ri-a người con gái mà chàng yêu thương.“Tiếng đàn”: ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor – ca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi
Cũng vì thương xót cho số phận, ngưỡng mộ cho tài năng của Lor- ca nên hậu thế đã không quên đi hình bóng cũng như nghệ thuật của chàng. Vì vậy tiếng đàn là hiện thân của nghệ thuật của Lor-ca, tình yêu còn người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi vẫn còn có sức sống bền bỉ như loài “cỏ mọc hoang”. Nếu như nhân loại thiếu đi nghệ thuật của Lor-ca thì tiếng đàn giống như loài cỏ mọc hoang không được chỉ đường dẫn lối. Dù hiểu theo cách nào thì dòng thơ của Thanh Thảo cũng chứa đựng sự nâng niu, trân trọng, lòng ngưỡng mộ trước một tài năng lớn.
Hình ảnh giọt nước mắt là tình cảm xót thương cho cái chết của một nhân tài dành cho Lor – ca. Lor – ca mãi như vầng trằng vĩnh hằng, vời vợi chiếm lĩnh cả khoảng trời thăm thẳm nơi đáy giếng.
Những suy tư về cuộc đời và sự giải thoát của Lor – ca: Nghệ thuật đối lập chỉ sự ngắn ngủi, số phận bé nhỏ của con người trước cuộc sống vô tận: đường chỉ tay đã đứt – dòng sông rộng vô cùng. Thế nhưng tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, chứng mình cho nghệ thuật của người vẫn còn sống mãi với ngàn đời.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ
- Nhan đề
Đàn ghi ta là biểu tượng nghệ thuật cũng như tình yêu của Lor – ca đối với đất nước Tây Ban Nha, cho khát vọng cao cả mà Lor – ca nguyện phấn đấu suốt đời
- Lời đề từ:
Hãy chôn tôi với cây đàn thể hiện lòng yêu nghệ thuật cũng là phần hồn của đất nước Tây Ban Nha thể hiện tình yêu Tổ quốc nồng nàn.
Hãy chôn tôi với cây đàn tượng trưng cho sự nghiệp của Lor-ca ước nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật, ước muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để cho thế hệ sau vươn tới tới nghệ thuật mới.
2. Phân tích chi tiết văn bản
- Hình ảnh Lor – ca, người nghệ sĩ tự do với khát vọng cách tân nghệ thuật
Những hình ảnh tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn đã gợi lên chân dung của người nghệ sĩ Lor-ca lãng tử, phiêu du với vầng trăng và yên ngựa. Thế nhưng người nghệ sĩ ấy lại chỉ có một mình "đơn độc" trên con đường đấu tranh của chính mình. Đó là con đường đấu tranh cho tụ do và cái mới, người nghệ sĩ luôn phải hành trình cô đơn, đơn độc: lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chếnh choáng…
“Tiếng đàn bọt nước” là hình ảnh tượng trưng vô cùng sáng tạo khi chuyển từ thính giác chuyển sang thị giác. Gợi sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.
“Áo choàng đỏ gắt” là hình ảnh thực tượng trưng đấu trường quyết liệt ở Tây Ban Nha, nơi người nghệ sĩ đang phải đương đầu với những thế lực đen tối.
“li la li la li la”: nghệ thuật láy ấm, gợi những hợp âm của tiếng đàn đang vang lên, thể hiện sự ám ảnh, sự sống vô tận của nghệ thuật của Lor- ca không bao giờ chết đi. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của Lor-ca, một người nghệ sĩ luôn khao khát cách tân nghệ thuật.
- Cái chết dầy bi phẫn của Lor – ca
Các hình ảnh áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy gợi về cái chết đầy bi thảm của Lor-ca. Những tiếng đàn vang vọng trong kí ức của người nghệ sĩ giống như một thước phim quay chậm về cả cuộc đời, về những điều mà chàng vẫn chưa thực hiện được trên con đường đi tìm chính nghĩa của mình. Lor-ca đã ra đi khi chàng còn quá trẻ, khi tài năng đang ở độ chín muồi nhưng khát vọng vẫn chưa thực hiện được.
Tác giả sử dụng hình ảnh đối lập: hát nghêu ngao – áo choàng bê bết đỏ, tượng trung cho sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ đi theo tự do, chính nghĩa với những thế lực tàn bạo.
Sử dụng nghệ thuật hoán dụ:
Tiếng đàn như cuộc đời của Lor – ca, và thế giới nghệ thuật mà chàng đã mang lại cho Tây Ban Nha.
Áo choàng bê bết đỏ thể hiện cái chết đầy đau đớn của Lor – ca.
“Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: nghệ thuật nhân hóa, thể hiện sự tiếc thương của hâu thế trước cái chết của Lor- ca.
=> Tác giả đã ẩn dụ tiếng đàn thành màu sắc, hình khối khi miêu tả âm thanh tiếng đàn. Hình ảnh vừa mang tính tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
Niềm thương xót Lor – ca và suy tư về cuộc giải thoát, giã từ của Lor – ca
a. Niềm thương xót Lor – ca
Cũng vì thương xót cho số phận, ngưỡng mộ cho tài năng của Lor- ca nên hậu thế đã không quên đi hình bóng cũng như nghệ thuật của chàng. Vì vậy tiếng đàn là hiện thân của nghệ thuật của Lor-ca, tình yêu còn người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi vẫn còn có sức sống bền bỉ như loài “cỏ mọc hoang”. Nếu như nhân loại thiếu đi nghệ thuật của Lor-ca thì tiếng đàn giống như loài cỏ mọc hoang không được chỉ đường dẫn lối. Dù hiểu theo cách nào thì dòng thơ của Thanh Thảo cũng chứa đựng sự nâng niu, trân trọng, lòng ngưỡng mộ trước một tài năng lớn.
“Tiếng đàn”: ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor – ca và tình yêu tự do mà ông hằng theo đuổi.
“Không ai chôn chất tiếng đàn” Lor- ca mất đi như mất đi nhưng sức sống mãnh liệt của tiếng đàn vẫn còn mãi.
Tác giả so sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” để thể hiện niềm xót thương cho số phận bi thảm của một thiên tài, tiếc nuối cho con đường cách tân nghệ thuật còn giang dở, không ai chôn cất.
Sự sống có thể mất đi nhưng cái đẹp của nghệ thuật không thể bị hủy diệt
Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh, tượng trưng:
Giọt nước mắt là hình ảnh thể hiện tình cảm xót thương cho cái chết của một nhân tài dành cho Lor – ca. Lor – ca mãi như vầng trằng vĩnh hằng, vời vợi chiếm lĩnh cả khoảng trời thăm thẳm nơi đáy giếng.
Vầng trăng là hình ảnh tượng trưng cho cái đẹp của nghệ thuật của Lor-ca.
=> Tác giả sử dụng thành công cấu trúc gián đoạn, bày tỏ sự xót thương, trân trọng, qua đó là niềm tin của tác giả vào sự bất tử của Lor – ca với hậu thế.
b. Suy tư về cuộc đời và sự giải thoát của Lor – ca
" Lor-ca bơi sang ngang, trên chiếc ghi ta màu bạc, chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước; ném trái tim mình vào lặng yên" hình ảnh đặc sắc cho ta hiểu về cuộc hành trình ở thế giới bên kia của Lor-ca. Người nghệ sĩ với cái chết đột ngột vẫn không thôi vương vấn với đời, với nghệ thuật. Chàng ôm chiếc đàn bơi sang sông giống như với việc chàng muốn mang cả nghệ thuật của mình đến thế giới bên kia để được tiếp tục sống cùng với nó. Chàng ném lá bùa và trái tim mình để gửi lại tình yêu, bình an cho người con gái An-na Ma-ri-a người con gái mà chàng yêu thương.“Tiếng đàn”: ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor – ca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi.
Nghệ thuật đối lập chỉ sự ngắn ngủi, số phận bé nhỏ của con người trước cuộc sống vô tận: đường chỉ tay đã đứt – dòng sông rộng vô cùng. Thế nhưng tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, chứng mình cho nghệ thuật của người vẫn còn sống mãi với ngàn đời.
3. Tổng kết
Nội dung:
Qua bài thơ, tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của nghệ sĩ Lorca – một nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ, luôn mong muốn sự cách tân nghệ thuật và nghệ thuật đi tới không ngừng.
Nghệ thuật:
Sử dụng thể thơ tự do, hình ảnh tượng trưng siêu thực, giàu ý nghĩa biểu tượng. Sự kết hợp độc đáo giữa nhạc và thơ. Sử dung những hình ảnh ảnh dụ, liên tưởng so sánh, hoán dụ độc đáo.
- Ý nghĩa
Đây là bài thơ giàu chất suy tư mãnh liệt, phóng túng trong cảm xúc thể hiện sự xót thương trước cái chết bi thảm của Lor – ca thiên tài qua đó thể hiện thông điệp, khát khao cách tân nghệ thuật của Thanh Thảo.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, vãn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
- Soạn văn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975
- Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công...
- Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng góc, đường tròn, góc vuông…
- Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Theo anh/chị, nên chia bài thơ làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần và giải thích mối quan hệ giữa các phần
- Soạn văn 12 bài: Đàn ghi - ta của Lor - ca trang 163 sgk
- Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) cảm thấy yêu thích, say mê nhất trong thiên tùy bút. Bài 2 trang 193 sgk Ngữ văn 12 tập 1
- Soạn văn bài: Tiếng hát con tàu
- Nội dung chính bài thơ Tây Tiến
- Nội dung chính bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX