Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình" (Tố Hữu với chúng tôi, Tlđd)...
Bài tập 2: trang 100 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình" (Tố Hữu với chúng tôi, Tlđd).
Anh (chị) hiểu nhận xét đó như thế nào?
Bài làm:
- Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình". Nhận đinh ấy nói về một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu: đó là tính trữ tình - chính trị trong thơ.
- Biểu hiện:
- Cái tôi trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, là cái tôi gắn với Đảng, Cách Mạng và lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Cái tôi trong thơ ông có sự vận động liên tục từ cái tôi của một người thành cái tôi của tất cả, gắn bó hơn với nhân dân, với cách mạng.
- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi: coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân được khắc họa trên một bối cảnh rộng lớn.
- Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường, mang phẩm chất chung đại diện cho cả một dân tộc và được đặt trong mối quan hệ với nhân dân, với đồng chí - đồng đội,...
- Những tư tưởng, tình cảm lớn ấy được thể hieneh qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm chân thành: từ ngữ bình dị, gần gũi, từ láy được sử dụng nhuần nhuyễn mang giá trị biểu đạt cao, thể thơ chủ yếu là thể thơ lục bát rất giàu nhạc tính....
=> Như vậy, nhận định của Xuân Diệu về nhà thơ Tố Hữu "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình" dựa trên đặc điểm về phong cách thơ của ông trong suốt sự nghiệp sáng tác. Và đây cũng trở thành nét độc đáo, là nét cá tính của riêng Tố Hữu trong nền thơ ca cách mạng của dân tộc.
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đàn ghi-ta của Lor-ca
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Việt Bắc
- Nội dung chính bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn
- Chọn một đoạn trích và phân tích đoạn thơ đó: Một vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc
- Nội dung chính bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
- Qua đoạn trích anh chị có nhận xét gì về nét riêng trong văn phong của tác giả?
- Nội dung chính bài Bác ơi! (Bài đọc thêm)
- Nội dung chính bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Hãy đọc lời quảng cáo sau đây và cho biết từ nước ngoài nào không cần thiết sử dụng vì đã có từ tiếng việt có ý nghĩa và sắc thái biểu cảm thích hợp với nội dung cần biểu đạt
- Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng (so sánh với...
- Hãy phân tích khổ thơ trong bài Tây Tiến để thấy rõ nhịp điệu của các dòng thơ, sự phối hợp các thanh trắc và bằng, các yếu tố từ ngữ