Hãy nêu những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh
Câu 2 ( SGK - trang 29) Hãy nêu những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh
Bài làm:
a. Văn chính luận
- Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộ quần chúng, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.
- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); Tuyên ngôn độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
b. Truyện và kí
- Mục đích: Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân dân.
- Tác phẩm tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Vi hành (1923); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925); Nhật ký chìm tàu (1931); Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
c. Thơ ca
- Mục đích: đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.
Xem thêm bài viết khác
- Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?
- Bản thông điệp nêu lên vấn đề gì? Vì sao tác giả cho rằng đó là một vấn đề rất cần đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về vấn đề chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân?
- Soạn văn bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Nội dung chính bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tuyên ngôn độc lập
- Soạn văn hay: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
- Hãy phân tích khổ thơ trong bài Tây Tiến để thấy rõ nhịp điệu của các dòng thơ, sự phối hợp các thanh trắc và bằng, các yếu tố từ ngữ
- Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
- Soạn văn hay: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”?
- Nội dung chính bài Đô xtôi ép xki