Soạn văn bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống. KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, về tác phẩm văn học….
2. Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.
3. Cách làm dạng bài
Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề.
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
- Giới hạn phạm vi tư liệu.
Thân bài:
- Giải thích, làm rõ vấn đề:
- Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc. Nhiệm vụ của người làm bài là phải tường minh, cụ thể hóa những vấn đề ấy để từ đó triển khai bài viết.
- Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?
- Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau:
- Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
- Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
- Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?
- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
Kết bài:
- Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
- Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Bài tập 1 (Trang 93 SGK)
Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.
Bài tập 2 (Trang 93 SGK)
Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh". Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
=> Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Xem thêm bài viết khác
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, thiết lập cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt...
- So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11, tập một) với Người lái đò sông Đà, nhận xét những điểm thống nhất...
- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975
- Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào? Nhừng hình ảnh chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết ký của tác giả.
- Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điều trong bài thơ. Cách viết như vậy có tác dụng gì?
- Soạn văn hay: Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (Trang 30 34 SGK)
- Nội dung chính bài Phát biểu theo chủ đề
- Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm đó giúp anh/chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
- Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình" (Tố Hữu với chúng tôi, Tlđd)...
- Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận được gì về tâm hồn...
- Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời đã được diễn tả như thế nào...
- Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) cảm thấy yêu thích, say mê nhất trong thiên tùy bút. Bài 2 trang 193 sgk Ngữ văn 12 tập 1