Nội dung chính bài Đò lèn

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Đò lèn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả

Nguyễn Duy là một nhà thơ đã có đóng góp trong việc làm mới thể thơ truyền thống. Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ. Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

  • Tác phẩm:

Sáng tác: tháng 9/1983. Đò Lèn là quê ngoại của tác giả.

2. Phân tích văn bản

  • Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tâm của người cháu.

Những kỉ niệm tuổi thơ của một cậu bé nhà nghèo, vô tư, tinh nghịch. Cậu bé nhớ những kỉ niệm xưa, trân trọng thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu. Ngoài ra nó còn là sự tự vấn của người cháu sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà.

Hình ảnh người bà hiện lên qua kí ức của người cháu:

Bà âm thầm vượt qua mọi khổ cực, buôn bán ngược xuôi, chịu mọi hiểm nguy luôn cận kề để nuôi dạy người cháu mồ côi và nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt. Bà hiền lành, tâm hồn bà đôn hậu, thánh thiện.

  • Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi đời để càng đau đớn tiếc xót vì thương bà.

Tác giả đã thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà. Cảm thấy yêu thương, tôn kính, tri ân sâu sắc đối với bà. Sự ân hận, ngậm ngùi, xót xa muộn màng khi không được ở bên bà nữa."Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi" tâm trạng hụt hẫng, cảm xúc man mác buồn, triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian và vũ trụ; nỗi hân hận của người cháu vì năm xưa đã vô tâm, không quan tâm và chăm sóc bà khi còn có thể.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

  • Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tâm của người cháu.

Người cháu nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ của mình về một cậu bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi

Cậu thích thú với những trò chơi trẻ thơ như bao đứa trẻ ở làng quê khác: bắt chim, trộm nhãn, theo bà đi chợ, câu cá.

Cậu say mê thế giới thần tiên hay đến chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, yêu thích mùi huệ trắng, khói trầm, điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.

=> Tác giả gợi nhớ những kỉ niệm khi nhỏ bé thơ để thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quý những nét đẹp văn hoá, phong tục đặc trưng của quê hương, tiếc nhớ người bà kính yêu, người đã đi cùng cậu suốt quãng đường tuổi thơ. Qua đó nó còn là câu hỏi chất vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi có bà ở bên cạnh.

Tác giả phác hoạ hình ảnh người bà qua kí ức tuổi thơ

Bà âm thầm vượt qua mọi khổ cực, buôn bán ngược xuôi, chịu mọi hiểm nguy luôn cận kề để nuôi dạy người cháu mồ côi và nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt. Bà hiền lành, tâm hồn bà đôn hậu, thánh thiệ n.

Bà hay đi ra đồng mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, thập thững những đêm hàn, bom Mĩ giội nhà bà tôi bay mất, bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.

=> Nét vẽ rất thực, tái hiện lại cả một thời kì kháng chiến khốc liệt của nhân dân ta, đầy khó khăn và gian khổ. Tác giả đã vẽ rất đậm hình tượng về người bà trong nỗi nhớ về kí ức trẻ thơ và cũng là hình ảnh người bà rất gần gũi với mỗi gia đình Việt Nam chúng ta.

Bà là một một phần trong kí ức tuổi thơ của cháu gần gũi, gắn bó biết bao khi cháu hay níu váy bà đi chợ Bình Lâm,...

Sống trong tình thương ấp ủ của bà, giờ đây cháu mới thấu hiểu được tâm hồn bà, sự yêu thương của bà giành cho cháu.

=> Trước người bà giản dị, lam lũ mà tràn đầy tình yêu thương con cháu, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Người cháu rất mực yêu quý và trân trọng bà.

  • Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi đời để càng đau đớn tiếc xót vì thương bà.

Tình cảm của nhà thơ mỗi khi nhớ về bà ngoại:

Giờ đây cậu đã lớn, thấu hiểu được những nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương vô bờ của bà. Qua đó thể hiện lòng yêu thương, kính trọng của cháu đối với bà. Nối nhớ bà hoà lẫn với sự chua xót, ân hận, ngậm ngùi khi nhận ra quá muộn màng:

“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi "

Nỗi xúc động của đứa cháu khi đứng trước ngôi mộ của bà

Dòng sông xưa : sông Chu, sông Mã, sông Đò Lèn.

"Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi" : hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự đổi thay của quê hương, xứ sở.

"Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi"

=> Thể hiện cảm xúc man mác buồn, suy ngẫm về triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô tận của cuộc đời . Người cháu ân hận vì năm xưa đã vô tâm, không để ý đến bà, không thể chăm sóc bà. Giờ đây mọi thứ chỉ là kỉ niệm cất giấu trong lòng người cháu nhớ mãi.

3. Tổng kết

  • Nghệ thuật

Sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đối lập, phép so sánh đối chiếu. Giọng điệu chân thành, giàu cảm xúc. Đặc biệt là có sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển. Hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường, pha lẫ chất hóm hỉnh.

  • Nội dung

Nguyễn Duy đã viết về người bà ngoại của mình với tất cả lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc. Đò Lèn của tác giả đã gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần, bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất. Là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm mà không nghĩ đến cảm xúc của bà.

  • Ý nghĩa

Bài thơ thể hiện những tình cảm của người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật về người bà bên cạnh sự vô tư đến mức vô tâm của người cháu. Qua đó như một lời nhắc nhở phải biết chân trọng những người ở bên cạnh ta khi còn có thể.

Back to top

  • 25 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021