Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận được gì về tâm hồn...
Câu 10: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này?
Bài làm:
Hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
- Sóng là hình tượng quen thuộc trong thơ ca xưa, từ ca dao - dân ca, truyện Kiều của Nguyễn Du rồi đến thơ hiện đại của Xuân Diệu nhưng phải đến Xuân Quỳnh thì sóng mới là hình tượng biểu trưng của người con gái.
- Sóng xuất hiện xuyên suốt bài thơ, tồn tại song song với nhân vật "em" tạo nên sự đan lồng, biến đổi đa dạng. Sóng và em khi hòa vào nhau trong nhịp đập cảm xúc, khi lại tách ra để soi chiếu, cảm nhận
- Sự vận động của sóng là những cung bậc cảm xúc đa dạng của người con gái trong tình yêu (2 khổ đầu)
- Cội nguồn của tình yêu cũng là cội nguồn của con sóng => nhân vật "em" đi tìm kiếm câu trả lời nhưng vẫn không thể lí giải nổi (2 khổ tiếp)
- Con sóng cũng là hiện thân của nỗi nhớ, của tâm trạng người con gái khi yêu đến nồng nàn, cháy bỏng (2 khổ tiếp)
- Con sóng hòa nhập với em trở thành nỗi khao khát về tình yêu vĩnh cửu và niềm tin của người con gái vào bên bờ hạnh phúc của cuộc đời mình. (Còn lại)
Tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu
- Những cảm xúc, cung bậc rất đa dạng trong tình yêu
- Khao khát đến cháy bỏng để đi tìm cội nguồn của tình yêu, hạnh phúc và cuộc hành trình đi tìm kiếm người tình đích thực của mình
- Sự táo bạo trong cách bày tỏ những khao khát, rung động, cảm xúc của mình với người yêu
- Lòng trắc ẩn, lo lắng của người phụ nữ về tình yêu nhưng đồng thời người con gái ấy vẫn tin tưởng vào bến đỗ của cuộc đời mình
=> Một tâm hồn vừa truyền thống vừa hiện đại của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sóng của Xuân Quỳnh
- Nêu rõ cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác (ba khổ cuối)
- Nội dung chính bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
- Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
- Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy đọc kĩ bài thơ để hiểu được ý nghĩa biểu tượng đó. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cắt nghĩa nhan đề và bốn câu thơ đề từ
- Hãy viết một đoạn văn về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, trong đó có sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó
- Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công...
- Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối của bài thơ?
- Soạn văn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Nội dung chính bài Bác ơi! (Bài đọc thêm)
- Có thể thấy bài văn nghị luận này không khô khan mà trái lại, có sức hấp dẫn, lôi cuốn. Vì sao?
- Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đặc trưng gì? Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của dòng sông cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả đối với xứ Huế và dòng sông ?