Nội dung chính bài Người lái đò sông Đà

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Người lái đò sông Đà. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả

Nguyễn Tuân (1910 -1987) sinh tại Hà Nội trong một gia đình nhà nho. Năm 1945 Nguyễn Tuân tham gia Cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Trước Cách mạng tháng tám1945, phong cách Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ NGÔNG. Đó là thái độ tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình. Sau Cách mạng tháng tám, Nguyễn Tuân hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, ca ngợi cái đẹp không chỉ ở những tính cách phi thường mà còn ở cả những người lao động bình thường.

  • Tác phẩm

Tùy bút Sông Đà ra đời năm 1960, tái bản năm 1978. Với cấu trúc: 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo phát hiện kì thú về tài nguyên, phong cảnh miền Tây Bắc. Khám phá đầy trân trọng về vẻ đẹp – chất “vàng mười” của tâm hồn con người Tây Bắc: ngược về quá khứ miêu tả chiến sĩ cách mạng nhà tù Sơn La, những cán bộ cách mạng hoạt động cách mạng thời giặc tạm chiếm, những bộ đội, dân công trong chiến dịch Điện Biên…, trở lại hiện tại để tìm những lớp người mở đường kiến thiết Tây Bắc…Đây là bài viết thể hiện đỉnh cao sáng tác Nguyễn Tuân sau cách mạng. Tác phẩm được Rút từ tập “Sông Đà”.

2. Phân tích văn bản

  • Hình tượng con sông Đà

Sông Đà hùng vĩ, hung bạo

Với điểm nhìn miêu tả từ nhiều góc độ, lăng kính từ trên máy bay thấy sông Đà như một sợi dây thừng. Hướng chảy của dòng sông thì độc đáo, nhiều thác dữ, hiểm độc. Hình ảnh bờ sông, dựng vách thành…có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông như có chỗ nằm gọn giữa hai bờ vách giống như con hang động huyền bí. Khung cảnh mênh mông dài hàng cấy số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt mấy năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt. Đây là đoạn nguy hiểm cần người lại đò phải hết sức thận trọng. Qua đó cho thấy hình tương con sông Đà hùng vĩ và hung bạo tưởng chừng như có thể nhấn chìm bất cứ thứ gì đi qua dòng chảy của nó.

Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà

Con sông Đà không chỉ được Nguyễn Tuân đặc tả mang dáng vẻ hung dữ mà những nét, dáng dấp mềm mại, yên ả cũng được ông miêu tả rất thành công. Không còn dữ dội nữa sông Đà chuyển sang dòng chảy êm ả, trữ tình. Trữ tình ở dáng sông kiều diễm với điểm nhìn từ trên cao xuống, từ tầm xa, bao quát để ngắm một dáng sông thơ mộng , có khi nhà văn nhìn thấy nó bình dị như " một dải dây thừng", như "một mái tóc mun…áng tóc trữ tình". Nguyễn Tuân nhìn Sông Đà từ nhiều góc độ, lần này từ điểm nhìn thấp hơn và góc nhìn thật đẹp khi nhìn bằng ánh mắt họa sĩ, khi thì nhìn bằng cảm xúc nhà thi sĩ để say sưa, quan sát tưởng tượng sắc nước Sông Đà, sự thay đổi màu sắc qua các mùa mà mùa nào cũng đẹp, một cách nhìn thật nhiều chiều và đa dạng. Sông Đà qua lăng kính của Nguyễn Tuân hiện lên như một dải lụa hiền hòa giữa vùng núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.

  • Hình ảnh người lái đò sông Đà

Giới thiệu về ông lái đò Sông Đà làm nghề chở đò dọc trên Sông Đà- nghề vận tải đường nước, ông mang chân dung người lao động sông nước với đẹp khỏe khoắn, bậc thầy của vùng sông nước. Cuộc sống hằng ngày của ông là chiến đầu với con Sông Đà, chế ngự dòng sông để giành giật sự sống. Cuộc sống bình dị, khiêm nhường nhưng rất đáng khâm phục của ông lái đò. Tác phẩm còn cho thấy lao động nghệ thuật là công việc khó khăn không phải ai cũng làm được, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích, thành công của con người.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ

Lời đề từ

Đẹp vậy sao tiếng hát con tàu: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo, nét đẹp riêng của sông Đà

Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc Bắc lưu: ca ngợi vẻ đẹp dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng, trữ tình của sông Đà.

=> Qua lời đề từ Nguyễn Tuân như kể chuyện về một dòng sông, về một vùng đất và cuộc sống con người Tây Bắc. Nguyễn Tuân cung cấp cho người đọc hiểu biết về vùng đất Tây Bắc, sự hiểm trở hùng vĩ của Sông Đà mang lại những nét đẹp phong phú của thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam. Thiên tùy bút vừa là một công trình khảo cứu công phu, vừa là một áng văn trữ tình về sông Đà.

2. Phân tích chi tiết văn bản

  • Hình tượng con sông Đà

Tác giả giới thiệu khát quát về con sông Đà.

Dòng sông biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc – một dòng chảy vĩ đại giữa núi rừng Tây Bắc.

Nguồn gốc của dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua vùng núi cao hiểm trở, tốc độ dòng sông chảy xiết mạnh mẽ.

Vẻ đẹp hung bạo, hùng vĩ của sông Đà

Với điểm nhìn miêu tả từ nhiều góc độ, lăng kính từ trên máy bay thấy sông Đà như một sợi dây thừng. Hướng chảy của dòng sông thì độc đáo, nhiều thác dữ, hiểm độc. Hình ảnh bờ sông, dựng vách thành…có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông như có chỗ nằm gọn giữa hai bờ vách giống như con hang động huyền bí. Khung cảnh mênh mông dài hàng cấy số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt mấy năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt. Đây là đoạn nguy hiểm cần người lại đò phải hết sức thận trọng.

“Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá ... như một cái yết hầu”.

Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đó.

Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”

Tâm địa của sông Đà được miêu tả qua “thạch trận”:

Thạch trận : " Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vỗ lấy thuyền"

Thủy trận :"Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng ngang chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn sẵn trận địa.

Có ba trùng vi giăng bẫy trên con sông:" Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông" , "vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào", "còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết cả.

=> Sử dụng ngôn từ mới lạ cùng bút pháp lãng mạn để tô đậm để gây ấn tượng mãnh liệt, hùng vĩ dựng lên một con sông hung bạo đe dọa với con người. Tác giả đã miêu tả diệm mạo của con sông Đà với tất cả các chi tiết sinh động và thực tế.

Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà

Con sông Đà không chỉ được Nguyễn Tuân đặc tả mang dáng vẻ hung dữ mà những nét, dáng dấp mềm mại, yên ả cũng được ông miêu tả rất thành công. Không còn dữ dội nữa sông Đà chuyển sang dòng chảy êm ả, trữ tình.

Tác giả thể hiện vẻ đẹp của sông đà qua bốn mùa trong năm:

"Con sông Đà dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân."

=> Vẻ đẹp ấy được tác giả khắc họa hòa quyện giữa vẻ đẹp núi rừng với vẻ đẹp duyên dáng của con sông uốn lượn tạo nên bức tranh tuyệt mĩ. Trữ tình ở dáng sông kiều diễm với điểm nhìn từ trên cao xuống, từ tầm xa, bao quát để ngắm một dáng sông thơ mộng , có khi nhà văn nhìn thấy nó bình dị như " một dải dây thừng", như "một mái tóc mun…áng tóc trữ tình".

Sông Đà cũng lùi điểm nhìn qua những làn mây mờ ảo sương khói, qua ánh nắng tràn đầy sắc xanh: Xuân: xanh màu xanh ngọc bích.

Mùa thu lừ đừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa. =>Sông Đà như một người bạn gắn bó thân thiết với con người như cố nhân.

Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử – hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa – Dòng sông lặng lờ trôi.

=> Tác giả đã vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp về con sông Đà trữ tình hiền hoà. Sự tài hoa của ông đã mang đến những áng văn với bức tranh trữ tình đủ để lòng người say đắm, ngất ngây. Nguyễn Tuân nhìn Sông Đà từ nhiều góc độ, lần này từ điểm nhìn thấp hơn và góc nhìn thật đẹp:khi nhìn bằng ánh mắt họa sĩ, khi thì nhìn bằng cảm xúc nhà thi sĩ để say sưa, quan sát tưởng tượng sắc nước Sông Đà, sự thay đổi màu sắc qua các mùa mà mùa nào cũng đẹp, một cách nhìn thật nhiều chiều và đa dạng. Sông Đà qua lăng kính của Nguyễn Tuân hiện lên như một dải lụa hiền hòa giữa vùng núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.

  • Hình ảnh người lái đò sông Đà

Giới thiệu về ông lái đò Sông Đà làm nghề chở đò dọc trên Sông Đà- nghề vận tải đường nước, ông mang chân dung người lao động sông nước với đẹp khỏe khoắn, bậc thầy của vùng sông nước. Cuộc sống hằng ngày của ông là chiến đầu với con Sông Đà, chế ngự dòng sông để giành giật sự sống.

Cuộc chiến thật không cân sức giữa một con người nhỏ bé trong tay chỉ với chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc với một tên hung bạo của núi rừng.

Thạch trận mà sông Đà đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và thật nham hiểm, dữ dội…tưởng chừng như chẳng có gì vượt qua được. Thế nhưng người lái đò với tài năng và trí thông minh của mình vượt thác như cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp khác của trùng vi thạch trận, nắm chặt cái bờm sóng mà vượt qua, mà chinh phục sự hung hãn của dòng sông.

Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hưn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ ... những luồng nước”, ...Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo ...”, ông “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác ...”

Ông là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo ...”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”, động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác ...”

Ông cũng là Là người nghệ sĩ tài hoa khi vượt những khúc sông nhiều ghềnh thác,coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường

Trải qua cuôc chiến căng thằng với dòng sông Đà ông lái đò vẫn trở về với cuộc sống đời thường nhật bình dị coi đó lại chuyện thường, sau cuộc chiến "đêm ấy nhà ông đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam..cá túa ra tràn đầy đồng ruộng".

=> Cuộc sống bình dị, khiêm nhường nhưng rất đáng khâm phục của ông lái đò. Tác phẩm còn cho thấy lao động nghệ thuật là công việc khó khăn không phải ai cũng làm được, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những thành công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

3. Tổng kết

  • Nội dung

Nguyên Tuân đã cho thấy vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà hiện lên trong từng trang viết. Đó là vẻ đẹp của một con sông Đà hùng vĩ với vẻ "hung bạo" với những thành vách, hút nước, trùng vây thạch trận. Bên cạnh đó sông Đà qua lăng kính của tác giả còn có những góc mặt khác đó là vẻ đẹp của một con sông đã trữ tình, thơ mộng. Đằng sau vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và thơ mông là hình tượng người lái đò sông Đà.

Hình tượng nhân vật ông lái hiện lên là một người anh hùng trên chính công việc lao động của mình trên sông nước với kinh nghiệm dày dạn với tay lái ra hoa và đặc biệt ông lái đò còn là một con người đời thường, vô danh. Khác hẳn với những nhân vật trước cách mạng của Nguyễn Tuân, ông lái đò mang vẫn xuất hiện với tư cách là con người tài hoa, tài tử nhưng không còn là con người của quá khứ khác xa với thực tại.

  • Nghệ Thuật

Ngôn ngữ sống động, tổng hợp trên nhiều vốn tri thức, ngôn từ phong phú, sáng tạo. Am hiểu vốn văn hóa về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, từ hội họa, điển ảnh đến quân sự.

Nghệ thuật viết tùy bút bậc thầy của Nguyễn Tuân đãkhiến con sông đã hung bạo, độc hiểm cũng phải hiện hình rõ nét trên trang giấy và trong tâm trí người đọc.

  • Ý nghĩa

Người lái đò sông Đà lầ một áng tùy bút xuất sắc, cho thấy tài năng và tấm lòng của người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp – Nguyễn Tuân. Qua đó thể hiện vẻ đẹp vô cùng sinh động của những lao động trong chính công việc của mình.

Back to top

  • 2.205 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 12 tập 1